Giao Trinh Cong Nghe San Xuat San Pham Det Kim

  • Uploaded by: Juzonguyen
  • 0
  • 0
  • January 2021
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Giao Trinh Cong Nghe San Xuat San Pham Det Kim as PDF for free.

More details

  • Words: 8,724
  • Pages: 24
Loading documents preview...
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢPHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH *******************

TRẦN THANH HƢƠNG

GIÁO TRÌNH

(Giáo trình dùng cho sinh viên ngành Công nghệ May)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2

LỜI NÓI ĐẦU Môn học Công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim là môn học tự chọn mang tính bổ trợ cho sinh viên ngành Công nghệ may trƣớc khi tốt nghiệp. Môn học đƣợc bố trí sau khi sinh viên đã đƣợc trang bị đầy đủ các kiến thức về nguyên liệu dệt, nguyên phụ liệu may, thiết kế trang phục, công nghệ sản xuất may, chuẩn bị sản xuất may, quản lý chất lƣợng trang phục, tổ chức quản lý sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, quản lý đơn hàng,.... ở các học kỳ trƣớc. Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim và những ảnh hƣởng của thiết bị, vật tƣ, điều kiện kỹ thuật đến công nghệ sản xuất sản phẩm. Thông qua quá trình học, sinh viên cũng đƣợc trải nghiệm lý thuyết đã học thông qua các bài tập đơn giản về kiểm nghiệm vật liệu và thiết kế trang phục. Để học tốt môn học, ngƣời học cần dự lớp, nghe giảng và tự học ở nhà theo các hƣớng dẫn cuối chƣơng. Giáo trình môn học đƣợc biên soạn từ chƣơng trình đào tạo 150 tín chỉ dành cho ngành Công nghệ may. Các đề mục, nội dung kiến thức, kỹ năng trong chƣơng trình đào tạo đã đƣợc thể hiện một các linh hoạt, có chọn lọc giữa kênh hình và kênh chữ, giúp gia tăng tính trực quan cho giáo trình. Tuy nhiên, dù có nhiều cố gắng, giáo trình có thể vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp từ bạn đọc, để tác giả hiệu chỉnh trong lần tái bản sau. Trân trọng cảm ơn Tác giả

3

DANH MỤC VIẾT TẮT STT

Viết tắt

1

SX –XNK

2

EU

3

OEM

Original Equipment Manufacturer/Thiết bị gốc

4

OBM

Own Brand Manufacturer /Nhãn hiệu gốc

5

CEB

Khối CEB/SEV - Hội đồng Tƣơng trợ Kinh tế

6

TNHH

7

NPL

Nguyên phụ liệu

8

TN

Thử nghiệm

9

QA

Quanlity Assurance/ Đảm bảo chất lƣợng

4

Viết đủ/ dịch Sản xuất- Xuất nhập khẩu European Union/ Các nƣớc châu Âu

Trách nhiệm hữu hạn

MỤC LỤC Trang Lời mở đầu Bảng ký hiệu, chữ viết tắt và đơn vị đo cơ bản

3 4

Mục lục

5

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM DỆT KIM

7

I. Khái niệm về công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim

7

II. Lịch sử hình thành và phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim

7

1. Quá trình phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim trên thế giới

7

2. Quá trình phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim Việt Nam

8

III. Phân loại sản phẩm dệt kim

15

1. Theo tính năng sử dụng

15

2. Theo công nghệ gia công

16

IV. Công nghệ sản xuất hàng dệt kim 1. Những đặc điểm của quy trình sản xuất may công nghiệp

17 17

2. Những đặc điểm bổ sung từ qui trình công nghệ sản xuất hàng dệt kim

18

V. Đặc điểm của sản phẩm dệt kim

18

VI. Vai trò của sản phẩm dệt kim trong việc đáp ứng nhu cầu mặc hiện đại

19

Chƣơng 2: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM DỆT KIM MẶC NGOÀI

21

I. Tìm hiểu về sản phẩm dệt kim mặc ngoài

21

1. Khái niệm

21

2. Phân loại sản phẩm dệt kim mặc ngoài

22

II. Chuẩn bị sản xuất hàng dệt kim mặc ngoài 1. Chuẩn bị về nguyên phụ liệu

23 23 5

2. Chuẩn bị về thiết kế

47

3. Chuẩn bị về công nghệ

73

III. Triển khai sản xuất

79

1. Công đoạn cắt

79

2. Công đoạn may

81

3. Công đoạn hoàn tất

87

IV. Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm dệt kim mặc ngoài

88

1. Định nghĩa các vùng

88

2. Phân vùng trên sản phẩm dệt kim mặc ngoài

89

Chƣơng 3: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM MẶC LÓT

91

I. Giới thiệu về sản phẩm mặc lót 1. Khái niệm

91 91

2. Công dụng của trang phục lót

91

3. Phân loại trang phục lót

92

4. Tình hình sản xuất trang phục lót tại Việt Nam

94

5. Chất liệu thƣờng đƣợc sử dụng trong sản xuất áo lót II. Công nghệ sản xuất 1. Chuẩn bị nguyên phụ liệu

6

96 96

2. Chuẩn bị thiết kế

125

3. Chuẩn bị công nghệ

141

III. Triển khai sản xuất

144

1. Công đoạn cắt

144

2. Công đoạn may

150

3. Công đoạn hoàn tất

154

IV. Kiểm tra chất lƣợng trang phục lót

163

1. Tài liệu, dụng cụ kiểm tra

163

2. Phân vùng trên sản phẩm lót

163

3. Kiểm tra thông số trên sản phẩm lót

164

4. Kiểm tra chất lƣợng trên sản phẩm lót

166

Tài liệu tham khảo

171

Chương I TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM DỆT KIM Sau khi học xong chương 1, sinh viên có khả năng: - Nêu được khái niệm và phân loại sản phẩm dệt kim - Trình bày được quá trình hình thành và phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim thế giới và Việt Nam - Giới thiệu được một số doanh nghiệp tiêu biểu chuyên sản xuất sản phẩm dệt kim trên thị trường Việt Nam - Trình bày được đặc điểm của công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim - Trình bày được đặc điểm của sản phẩm dệt kim I. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM DỆT KIM Sản phẩm dệt kim là loại sản phẩm sử dụng chất liệu vải dệt kim làm thành phần chính (nguyên liệu) trong thành phần cấu tạo của sản phẩm. Công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim là một phân nhánh của công nghệ dệt. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dệt kim có thể sản xuất các loại vải dệt kim, các sản phẩm dệt sẵn, sản phẩm mặc ngoài hoặc sản phẩm mặc lót, găng tay kín hoặc hở ngón, mũ đan hoặc các loại khăn, các vật dụng y khoa và sản phẩm của các ngành công nghiệp khác. Sản phẩm dệt kim thƣờng đƣợc dệt bằng các loại sợi nhƣ cotton, len và các loại sợi nhân tạo khác. II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM DỆT KIM 1. Quá trình phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim trên thế giới Công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim phát triển đầu tiên ở Pháp, Anh và Đức khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Cùng với quá trình sản xuất vải dệt kim, công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim cũng đã có những bƣớc phát triển rất mạnh. Ở nƣớc Nga, ngay từ cuối thế kỷ 19, những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dệt kim thủ công đầu tiên đã ra đời. Tính đến năm 1913, đã có khoảng 7

22 doanh nghiệp với sản lƣợng 15 triệu đôi tất, 1,5 triệu sản phẩm lót, 250 ngàn sản phẩm mặc ngoài và khoảng 3 triệu chiếc khăn choàng. Đến năm 1928, hệ thống máy dệt công nghiệp đƣợc đƣa vào sử dụng trên khắp đất nƣớc (loại máy dệt dành riêng cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dệt kim) để sản xuất sản phẩm dệt sẵn và các loại sản phẩm dệt kim khác. Trong giai đoạn này, đã có hơn 70 doanh nghiệp với sản lƣợng 67,7 triệu đôi tất, 6,9 triệu sản phẩm lót, 1,4 triệu sản phẩm mặc ngoài. Trong suốt những năm trƣớc chiến tranh thế giới thứ hai (từ năm 1929 đến 1940), công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim đã trải qua những bƣớc phát triển hết sức quan trọng. Những nhà máy lớn đã đƣợc xây dựng trên nhiều quốc gia khác nhƣ Bungari, Hunggari, Đức, Ba Lan, Rumani, Tiệp Khắc, Anh, Mỹ, Nhật Bản,… Quá trình phát triển của các doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm dệt kim đã có gián đoạn lớn trong chiến tranh thế giới lần thứ hai và đƣợc khôi phục mạnh mẽ từ những năm sau thế chiến thứ hai cho đến nay. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim ngày càng có chỗ đứng vững vàng hơn, thể hiện qua những phát triển vƣợt bậc, không chỉ về công nghệ dệt, mà còn cả về mẫu mã, kiểu dáng và những ngành công nghiệp phụ trợ (in, wash, thêu, cắt dập, khắc,…). 2. Quá trình phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim Việt Nam 2.1. Quá trình phát triển ngành dệt may Các hoạt động dệt may mang tính thủ công ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời. Một số làng nghề truyền thống đến nay vẫn tồn tại và phát triển nhƣ Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội), Triều Khúc (Thanh Trì- Hà Nội), Mẹo (Hƣng Hà – Thái Bình). Sự hình thành ngành dệt may Việt Nam với vai trò là một ngành công nghiệp, đƣợc đánh dấu bởi sự ra đời của nhà máy liên hợp Dệt Nam Định năm 1897. Sau ngày hòa bình vào tháng 10/1954, Đảng và Chính phủ đã quyết định khôi phục các nhà máy sợi, dệt, nhuộm, đặc biệt là các xƣởng máy tại thành phố Nam Định, và xây dựng nhiều cơ sở sản xuất mới trên miền Bắc nhƣ Dệt 8/3, Dệt kim Đông Xuân, Dệt Vĩnh Phú, Dệt len Hải Phòng,... So với ngành công nghiệp dệt, ngành may công nghiệp nƣớc ta hình thành muộn hơn, vào những năm cuối của thập kỷ 50. Những năm 1956 – 1958, ở phía Bắc mới có 2 xí nghiệp may với sản lƣợng hàng năm chỉ khoảng vài trăm ngàn sản phẩm, chủ yếu là hàng may sẵn phục vụ nhu cầu nội địa. Tại miền Nam, ngành may công nghiệp hình thành từ năm 1971 với 6 xí nghiệp may phục vụ cho xuất khẩu. 8

Trong những năm từ 1955 – 1975, khi đất nƣớc còn bị chia cắt, thì ngành Dệt phía Bắc đƣợc phát triển tập trung ở thành phố Nam Định, Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Vĩnh Phú; còn ở phía Nam đƣợc phát triển tập trung ở Sài Gòn cũ, trong các quận huyện Chợ Lớn, Tân Bình, Thủ Đức, Biên Hòa và các tỉnh miền Trung (Đà Nẵng, Quảng Nam), các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Minh Hải),... Sau ngày thống nhất nƣớc nhà (30-4-1975), ngành công nghiệp dệt may Việt Nam có những thuận lợi mới để phát triển về qui mô, chủng loại mặt hàng và chất lƣợng sản phẩm. Ngành đƣợc tiếp quản toàn bộ các cơ sở sản xuất dệt, may với công nghệ tƣơng đối hiện đại ở các tỉnh phía Nam và đầu tƣ xây dựng nhiều nhà máy mới – qui mô lớn trên phạm vi cả nƣớc nhằm bảo đảm các chƣơng trình hợp tác sản xuất giữa các nƣớc trong Hội đồng Tƣơng trợ Kinh tế (CAEM) nhƣ: Sợi Hà Nội, Sợi Vinh, Sợi Huế, Sợi Nha Trang, Dệt Minh Khai, Dệt kim Hoàng Thị Loan,... và nhiều cơ sở may ra đời theo Hiệp định 19/5. Chính nhờ vậy, mặc dù vào những năm 1980 đất nƣớc bị khủng hoảng nhƣng ngành công nghiệp dệt may vẫn phát triển ổn định, duy trì sản xuất và thực hiện thắng lợi ba kế hoạch 5 năm (1976 – 1980, 1981 – 1985 và 1986 – 1990), bảo đảm đƣợc các cân đối lớn của Nhà nƣớc nhƣ nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra và nhu cầu thiết yếu của nhân dân và quốc phòng. Bƣớc vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, ngành dệt may tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nƣớc bằng những đóng góp lớn vào việc thu dụng lao động và ổn định đời sống xã hội cũng nhƣ đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu. Ngành hiện sử dụng trên 2 triệu lao động, trong đó hơn 1,3 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỉ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nƣớc và đạt kim ngạch xuất khẩu 11,2 tỉ USD/năm 2010; là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với mức đóng góp trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Trên bản đồ xuất khẩu dệt may thế giới, dệt may Việt Nam cũng đã vƣơn lên rất nhanh: Năm 1995 dệt may Việt Nam chỉ xuất khẩu đƣợc 850 triệu USD và chƣa có tên trong bản đồ xuất khẩu dệt may thế giới, thì đến năm 2010 đã xuất khẩu trên 11 tỷ USD. Hiện nay, Việt Nam là nƣớc xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 vào thị trƣờng Hoa Kỳ, thứ 3 tại thị trƣờng Nhật Bản, thứ 9 tại thị trƣờng EU. Sự bùng nổ xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong 15 năm qua gắn liền với sự ra đời và phát triển của Tổng công ty dệt may Việt Nam (đƣợc thành lập theo quyết định 253/QĐ – TTg, ngày 29 tháng 4 năm 1995 trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Dệt Việt Nam và Liên hợp SX –XNK May Việt Nam. Ngày 05 tháng 12 năm 2005, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định 136/QĐ –TTg về việc chuyển đổi mô hình 9

tổ chức hoạt động từ tổng công ty thành Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex). Vinatex là tập đoàn kinh tế nhà nƣớc hoạt động theo mô hình công ty mẹ/con với công ty mẹ Vinatex là doanh nghiệp nhà nƣớc và trên 100 công ty con là các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty liên doanh trong và ngoài nƣớc hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài. Vinatex có vốn đầu tƣ ở nhiều mức độ khác nhau. Mặc dù chiếm 9% về lao động, nhƣng Tập đoàn Vinatex đã chiếm 97% sản lƣợng bông hạt, 33% sản lƣợng sợi, 32% sản lƣợng vải, 13% sản lƣợng may và 18% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Qua vị trí và các hoạt động cụ thể của mình, Vinatex đã khẳng định là đơn vị hạt nhân trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của ngành dệt may Việt Nam Theo số liệu của Trung tâm Thƣơng mại Thế giới, Việt Nam đứng trong danh sách TOP 10 các nƣớc có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới về hàng dệt may trong giai đoạn 2007-2009 và đứng ở vị trí thứ 7 trong năm 2010 với thị phần xuất khẩu gần 3%, sau Trung Quốc (thị phần 36.6%), Bangladesh (4,32%), Đức (5,03%), Italy (5%), Ấn Độ (3,9%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3,7%). Bình quân giai đoạn 2006-10/2011, ngành dệt may đóng góp trên 15% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Trong những năm 20062008, dệt may là ngành hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau dầu thô. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến hết 10 tháng đầu năm 2011, dệt may đã vƣơn lên vị trí hàng đầu mặc dù tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu có giảm nhẹ. Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ 2007-20111

10

Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2010

10 tháng đầu năm 2011

Kim ngạch xuất khẩu dệt may(tr USD)

7,750

9,120

9,066

11,175

11,693

% tổng kim ngạch xuất khẩu của VN

16.02% 14.50%

16.02%

15.60%

14.98%

Tăng trƣởng so với cùng kỳ năm trƣớc

17.68%

-0.59%

23.26%

29.40%

Tính đến cuối năm 2011, tuy những thị trƣờng trọng điểm nhƣ Mỹ, EU và Nhật gặp nhiều khó khăn nhƣng kim ngạch xuất khẩu dệt may của nƣớc ta vẫn đạt con số kỷ lục là 15,6 tỷ USD, tăng 38% so với năm trƣớc. Nguyên nhân chính khiến xuất khẩu dệt may năm nay cao nhất trong 5 năm qua, đó là các đơn hàng xuất khẩu vào các thị trƣờng truyền thống đều tăng nhƣ: Mỹ tăng 14%, châu Âu tăng 41%, Nhật Bản tăng 52%. Ngoài ra, giá xuất khẩu tăng cũng đóng góp trên 12% vào tốc độ tăng trƣởng kim ngạch nói trên. Bài học lớn nhất của năm 2011 chính là công tác dự báo đánh giá thị trƣờng, từ đó mới có khả năng điều chỉnh định hƣớng các doanh nghiệp phù hợp. Thứ hai là việc tận dụng tối đa các thỏa thuận song phƣơng và đa phƣơng đã ký kết đƣợc, trong đó đặc biệt là thị trƣờng Hàn Quốc. Năm 2010, xuất siêu đƣợc 4,6 tỷ USD, nhƣng năm 2011 xuất siêu 6,5 tỷ USD, đấy là điểm cải thiện rất lớn trong giá trị nội địa và giá trị gia tăng của hàng dệt may. Có ba hình thức tổ chức sản xuất chính trong ngành công nghiệp dệt may hiện nay với cấp độ phát triển khác nhau:  Ở cấp độ thấp nhất, hình thức hợp đồng gia công. Các xƣởng may chỉ thực hiện may và ghép nối các nguyên liệu đầu vào nhập khẩu để tái xuất khẩu. Hình thức sản xuất tạo ra giá trị gia tăng rất thấp, thƣờng đƣợc các nƣớc phát triển chuyển giao sang thực hiện ở các nƣớc đang phát triển để tận dụng nguồn lao động nhân công dồi dào và giá rẻ.  Ở cấp độ thứ hai, hình thức gia công sử dụng thiết bị của bên sản xuất, sản xuất thiết bị gốc (OEM) hay cung cấp dịch vụ trọn gói trong đó bên mua sẽ cung cấp chi tiết thiết kế mẫu mã; hàng hóa sẽ đƣợc cung cấp ra thị trƣờng với thƣơng hiệu của bên mua; bên cung cấp dịch vụ sẽ sản xuất theo đúng các yêu cầu kỹ thuật của bên mua. Với hình thức này, công ty dệt may có rất ít quyền lực trong hệ thống phân phối do hàng hóa cung cấp ra thị trƣờng sử dụng thƣơng hiệu của bên mua.  Ở cấp độ phát triển nhất, sản xuất nhãn hiệu gốc (hay OBM). Trong đó, các doanh nghiệp dệt may sản xuất các mẫu mã riêng và bán sản phẩm với thƣơng hiệu do doanh nghiệp sở hữu. Bằng hình thức này, các doanh nghiệp dệt may có thể kết hợp sức mạnh thiết kế, sản xuất và thƣơng hiệu hàng hóa, cũng nhƣ tiếng tăm của doanh nghiệp để tạo ra giá trị gia tăng cao nhất. 2.2. Quá trình phát triển của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dệt kim Việt Nam 2.2.1. Giới thiệu Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt kim Đông Xuân Cùng với quá trình phát triển chung của ngành dệt may Việt Nam, năm 1959, nhà máy Dệt kim Đông Xuân ra đời. Đây là doanh nghiệp nhà 11

nƣớc đầu tiên của ngành dệt kim Việt Nam, với dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ dệt, xử lý hoàn tất vải, cắt, may, in, thêu bằng các thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia. Các sản phẩm của Công ty đáp ứng yêu cầu chất lƣợng cao, đặc biệt là sản phẩm dệt kim 100% cotton đƣợc khách hàng trong và ngoài nƣớc ƣa chuộng, giữ đƣợc uy tín trong suốt hơn 50 năm phát triển. Những ngày đầu thành lập, Nhà máy có 04 phân xƣởng, 380 lao động, 180 máy dệt may chủ yếu của Trung Quốc với công suất 1 triệu sản phẩm/ năm. Từ cuối năm 1964 đến năm 1979, nhà máy chủ yếu sản xuất các mặt hàng phục vụ lực lƣợng vũ trang nhƣ: áo mặc lót đông xuân, áo chống rét cào bông đông xuân, dây đai quân dụng, dây đeo bi đông nƣớc, dây băng đạn, dây túi lựu đạn, túi cơm, thắt lƣng đai, găng tay, tất chống muỗi, vắt, màn cá nhân, chăn,... Năm 1979, Nhà máy mở rộng thêm hai địa điểm ở 250 Minh Khai và 524 Minh Khai, sáp nhập thêm Xí nghiệp Đan Len xuất khẩu và Xí nghiệp vật tƣ ngành dệt theo Quyết định số 213/TTG ngày 31/12/1980 của Thủ tƣớng Chính phủ. Dệt kim Đông Xuân đƣợc nhận viện trợ đầu tƣ của khối CEB để đổi mới toàn bộ thiết bị, công nghệ tiên tiến của Châu Âu. Lúc này, sản phẩm của nhà máy không chỉ phục vụ cho quốc phòng và ngƣời tiêu dùng trong nƣớc mà còn xuất khẩu sang Liên Xô và các nƣớc Đông Âu. Từ năm 1976 đến năm 1989, sản phẩm của Đông Xuân chiếm 80% trong tổng số hàng dệt kim Việt Nam xuất sang Liên Xô và các nƣớc Đông Âu để đổi bông cho ngành dệt và thanh toán cho một số công trình nhƣ Bóng đèn phích nƣớc Rạng Đông ,… Đến năm 1986, đƣờng lối đổi mới của Đảng và chính sách mở cửa của Nhà nƣớc đã tạo hƣớng phát triển mới cho Đông Xuân. Trên cơ sở đổi mới thiết bị và áp dụng công nghệ tiên tiến, chủ động vƣơn ra thị trƣờng mới, năm 1987 sản phẩm của Đông Xuân đã đƣợc xuất khẩu sang Bắc Âu, Tây Âu và bắt đầu thâm nhập vào thị trƣờng Nhật Bản. Năm 1989 sản phẩm mang thƣơng hiệu Đông Xuân đã khẳng định đƣợc chỗ đứng tại thị trƣờng Nhật; nhờ vậy, đã ký thoả thuận hợp tác dài hạn 10 năm (1989 - 1999) với Nhật Bản. Do có uy tín và chất lƣợng tốt, đến năm 1996 đã gia hạn thêm 10 năm: (từ 1999 - 2009). Với những thành tựu đã đƣợc khẳng định cùng với sự phát triển không ngừng, một lần nữa vào tháng 7 - 2006 phía Nhật Bản ký thỏa thuận hợp tác kéo dài với Công ty thêm 10 năm ( 2009 - 2019 ) Ngày 19/08/1992 Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công thương) có quyết định số 704/CNNTCLĐ chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Nhà máy Dệt kim Đông Xuân thành Công ty Dệt kim Đông Xuân. 12

Ngày 20/01/2006 Thủ tƣớng Chính phủ có quyết định số 18/2006/QĐ-TTG chuyển đổi Công ty Dệt kim Đông Xuân thành Công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông Xuân. Từ đầu năm 2007, Công ty đã quyết định đầu tƣ và hiện đang thực hiện dự án xây dựng 01 nhà máy kéo sợi, công suất 5 vạn cọc sợi để sản xuất các loại sợi chất lƣợng cao và 01 nhà máy may sản phẩm dệt kim tại Tân Dân, Khoái Châu, Hƣng Yên. Những điểm mạnh của doanh nghiệp: là doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh hàng dệt kim có uy tín trên thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu với dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ dệt, xử lý hoàn tất (tẩy, nhuộm, cào bông), cắt, may, in, thêu; có thể tạo ra các loại sản phẩm thích hợp với mọi nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, hoạt động thể dục thể thao, du lịch, công sở, trƣờng học,....bằng hệ thống thiết bị dệt đa dạng về chủng loại và đƣờng kính; Công ty đã tạo ra các sản phẩm không phải may ráp sƣờn cho mọi lứa tuổi, kích cỡ. Cùng với dòng sản phẩm mặc lót truyền thống, Công ty đã đầu tƣ mới các thiết bị dệt hiện đại nhƣ máy dệt có cài sợi lycra, máy dệt Jacquard, máy dệt vải tạo vòng..., đầu tƣ các loại thiết bị xử lý hoàn tất vải của châu Âu, máy nhuộm thổi khí, máy định hình vải dệt kim dạng ống, dạng mở khổ, máy sấy không sức căng, máy phòng co, máy cào bông, máy giặt, sấy sản phẩm, in thêu cùng với dây chuyền thiết bị may chuyên dùng của Nhật Bản. Bên cạnh việc không ngừng đầu tƣ đổi mới thiết bị, Công ty cũng liên tục nghiên cứu, thực hiện cải tiến công nghệ, nên cùng với dòng sản phẩm truyền thống đƣợc sản xuất từ vải 100% cotton, đến nay Công ty đã phát triển thêm đƣợc nhiều dòng sản phẩm có đặc tính ƣu việt hơn cả vải 100% cotton, đƣợc dệt từ sợi cotton kết hợp với sợi tổng hợp có tính năng đặc biệt và đƣợc gia công xử lý có khả năng giữ ẩm, sát khuẩn, thấm mồ hôi nhanh khô, chống tia tử ngoại.....để thực hiện mục tiêu "Luôn cung cấp những sản phẩm thoả mãn yêu cầu của khách hàng". Không dừng tại đó, Công ty đã và đang bổ sung các thiết bị phụ trợ hiện đại, tự động hoá cao cho công việc kiểm soát chất lƣợng trong toàn bộ quá trình sản xuất nhƣ hệ thống kiểm tra, đo lƣờng, thí nghiệm sợi, vải, hệ thống tự động thiết kế mẫu sản phẩm, hệ thống Data colour, máy nhuộm thí nghiệm các loại... Với bề dày lịch sử 50 năm sản xuất và phát triển, đến nay Công ty đã có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, chuyên viên kỹ thuật làm chủ đƣợc công nghệ, chuyên viên quản lý nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác quản lý, XNK và hội nhập. Công ty cũng phối hợp 13

cùng các đơn vị chuyên môn để liên tục thực hiện các chƣơng trình đào tạo bổ sung, đào tạo lại kỹ năng cho tất cả ngƣời lao động. Cùng với việc đổi mới thiết bị, công nghệ, đào tạo nguồn lực nhằm tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trƣờng, Công ty luôn chú trọng đến công tác cải tiến tiết kiệm triệt để, giảm lãng phí trong sản xuất, nghiên cứu áp dụng các mô hình quản lý sản xuất tiên tiến của Nhật Bản để xây dựng, phát triển, duy trì mô hình sản xuất với chi phí thấp nhất có thể. Dệt kim Đông Xuân đang nỗ lực phấn đấu để giữ vững quan hệ bạn hàng truyền thống và sẵn sàng hợp tác trong đầu tƣ, kinh doanh để mở rộng, phát triển sản xuất cũng nhƣ cung cấp sản phẩm dịch vụ với các đối tác trong và ngoài nƣớc nhằm “khẳng định uy tín, giữ trọn niềm tin” 2.2.2. Giới thiệu Công ty Cổ phần Dệt May Đầu tư Thương mại Thành Công 1967-1975: là một xí nghiệp dệt tƣ nhân qui mô nhỏ mang tên ” Tái Thành Kỹ nghệ Dệt”, lĩnh vực sản xuất chính là dệt và nhuộm với hơn 500 công nhân. Sản phẩm chủ lực của xí nghiệp là các loại vải Oxford, Poly soir, Sanderep,... đƣợc tiêu thụ chủ yếu ở thị trƣờng Miền Nam và một phần tại Campuchia. 1976-1985: đƣợc Nhà nƣớc tiếp quản và đổi tên thành Nhà máy Dệt Thành Công, trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp dệt – Bộ Công nghiệp nhẹ. Thành tích chủ yếu của Nhà máy trong giai đoạn này là đề xuất thành công mô hình Xuất khẩu Tam Giác. Đến năm 1985, Thành Công đã xuất khẩu đƣợc 8,3 triệu mét vải, doanh số đạt 83,6 triệu đồng (tƣơng đƣơng 21 triệu USD). Thành Công là một trong những doanh nghiệp đầu tiên thử nghiệm mô hình sản xuất kinh doanh gắn với thị trƣờng, có những đóng góp quan trọng vào quá trình đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp, đổi mới kinh tế đất nƣớc. 1986-2005: tạo ra bƣớc đột phá trong cơ chế sản xuất kinh doanh và đầu tƣ thông qua việc tự trang bị máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại theo phƣơng thức tự vay tự trả. Năm 1990, đƣợc phép đổi tên thành Công ty Dệt Thành Công. Tổng vốn đầu tƣ trong giai đoạn này lên đến 60 triệu USD. Sản phẩm không chỉ dừng lại ở sợi, dệt, nhuộm, đan mà còn phát triển mạnh cả quá trình sản xuất may. Trong lĩnh vực may, sản phẩm chủ yếu của Công ty bao gồm: áo Polo Shirt, T-Shirt, quần áo thể thao, quần áo lót, quần áo mặc nhà, hàng quà tặng, hàng đồng phục,... Sản phẩm của Thành Công không chỉ tiêu thụ trong nƣớc mà còn đƣợc xuất khẩu đến nhiều quốc gia lớn trên thế giới, đặc biệt là thị trƣờng Châu Âu. Đặc biệt, Công ty đã có nhiều cải cách toàn diện về nhân sự, tác phong, phƣơng pháp làm việc, đổi mới hoạt động kinh doanh tiếp thị và quản lý chi phí. 14

Năm 2006 đến nay: Công ty tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công, sau đó thành Công ty Cổ phần Dệt May Đầu tƣ Thƣơng mại Thành Công. Năm 2010, Công ty triển khai áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến, hiện đại nhƣ hệ thống Lean trong sản xuất, hệ thống ERP, BSC trong quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt, Công ty còn tập trung đầu tƣ cho việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho tƣơng lai thông qua chƣơng trình đào tạo thực tập sinh. 2.2.3. Các doanh nghiệp khác Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp dệt may hàng đầu nhƣ đã kể trên, hiện nay ở Việt Nam, còn hơn 1000 doanh nghiệp dệt may đang từng bƣớc khẳng định tên tuổi và chia xẻ thị phần kinh doanh hàng dệt kim. Điển hình nhất phải kể đến: Công ty Dệt May Gia Định, Công ty Dệt May Đông Phƣơng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sơn Kim (Thành phố Hồ Chí Minh), Công ty Cổ phần Dệt kim Thăng Long, Công ty Cổ phần Dệt kim Hà nội, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dệt kim và May mặc Nhật Minh (Hà Nội), Công ty May Tinh Lợi (Hải Dƣơng),….. Các doanh nghiệp này chủ yếu tập trung vào sản xuất sản phẩm mặc ngoài và quần áo thể thao. Các doanh nghiệp nhƣ: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Triumph International Việt Nam, Công ty liên doanh Seven Coporation, Công ty Scavi Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quadrille Việt Nam, … chuyên sản xuất các mặt hàng mặc lót (áo lót, quần lót nam nữ, áo mặc ngủ,…) Ngoài ra, còn rất nhiều doanh nghiệp vừa, nhỏ và doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp nƣớc ngoài đang tham gia vào quá trình sản xuất hàng dệt kim cho thị trƣờng nội địa và xuất khẩu, đặc biệt là sản phẩm dệt sẵn nhƣ tất, găng tay,… III. PHÂN LOẠI SẢN PHẨM DỆT KIM Có nhiều cách phân loại sản phẩm dệt kim khác nhau. 1. Theo tính năng sử dụng 1.1. Sản phẩm nội thất Đƣợc sử dụng để may các loại rèm cửa, khăn trải bàn, màn tuyn,… Sản phẩm loại này đƣợc xử lý một cách hết sức đơn giản nhƣ cắt, cuốn biên, vắt mép, may mép, … rồi dùng đƣợc ngay. 15

1.2. Sản phẩm mặc ngoài Thƣờng sử dụng kỹ thuật cắt may thông thƣờng để tạo nên sản phẩm. Sản phẩm dạng này đa dạng (quần áo thể thao, quần áo đồng phục, áo thun, váy đầm, ….) và mang tính phức tạp hơn, nhƣng thiết bị và công nghệ gia công khá đơn giản. 1.3. Sản phẩm mặc lót Là những sản phẩm dệt kim đòi hỏi phải xử lý vật liệu thật kỹ càng, kết hợp với các công nghệ gia công chuyên dụng đặc biệt (áo lót, quần lót, áo tắm,…). Sản phẩm loại này thƣờng có độ phức tạp cao, do sản phẩm không chỉ dùng để che thân mà còn có tác dụng tạo hình cho cơ thể. 2. Theo công nghệ gia công 2.1. Sản phẩm dệt kim bán định hình (theo kiểu dáng cần có của sản phẩm) Các chi tiết sản phẩm đã đƣợc dệt theo hình dạng, kích thƣớc đã tính toán trên máy dệt kim. Sản phẩm loại này rất dễ nhận ra thông qua các kiểu dáng thời trang, thƣờng đƣợc dệt theo kiểu đan ngang và dùng phƣơng pháp may nối các mảnh để tạo nên sản phẩm. Các đƣờng viền hay gấu thƣờng đƣợc dệt trực tiếp lên các chi tiết, ngoại trừ cổ áo đƣợc làm rời và đƣợc ráp với sản phẩm sau cùng với mục đích trang trí. Hầu hết các chi tiết đƣợc ráp với nhau bằng những đƣờng may lộn hoặc đƣờng may can. Đƣờng may ở vị trí sƣờn thân, nách tay và sƣờn tay thƣờng là đƣờng may lộn, còn ở vai áo, hoặc cổ áo là đƣờng may can. 2.2. Sản phẩm dệt kim thông qua kỹ thuật cắt và may Cắt và may là phƣơng pháp đơn giản nhất tạo nên cấu trúc của sản phẩm may, nhờ các chi tiết đƣợc cắt với các kích thƣớc khác nhau trên vải dệt kim dạng tấm (đƣợc dệt bằng máy giƣờng chữ V hay giƣờng phẳng) hoặc từ vải dệt kim tròn. Công nghệ cắt và may để tạo ra sản phẩm dệt kim thƣờng đƣợc lựa chọn sản xuất nhiều nhất do các ƣu điểm sau:  Trải vải nhanh và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật  Dễ dàng cắt các chi tiết và các loại nẹp viền trang trí. Tuy nhiên, công nghệ này cũng có một số nhƣợc điểm:  Các đƣờng may có thể bị tuột vòng trƣớc khi may hoặc ráp nối.  Với một số sản phẩm, có thể nhìn thấy lỗ kim sau khi lắp ráp. Những sản phẩm này thƣờng phải sử dụng các đƣờng may có mật độ chỉ thƣa, nên nhìn không đẹp mắt. 16

 Không nên lựa chọn loại vải dệt đan từ sợi len vì sự hao hụt vật liệu có thể lên tới 25% và lợi nhuận sau sản xuất thấp. 2.3. Sản phẩm dệt kim định hình Sản phẩm loại này về cơ bản thƣờng là hàng thời trang và có rất ít đƣờng ráp nối. Các chi tiết của sản phẩm nhƣ thân trƣớc, thân sau và tay thƣờng đƣợc dệt đồng thời trên 3 máy dệt thun ống (1 máy dệt ống to cho thân áo và 2 máy dệt ống nhỏ hơn cho 2 tay). Các ống này đƣợc dệt theo hình xoắn ốc từ những búp sợi hình nón. Các ống vải dệt thƣờng đƣợc tính toán theo kích cỡ phù hợp với trang phục trƣớc khi ráp nối 3 ống này thành sản phẩm may. Các loại đƣờng viền, gấu và cổ cũng đƣợc dệt cùng lúc, tạo nên các sản phẩm gọi là sản phẩm dệt kim công nghiệp. Loại sản phẩm này đòi hỏi những thiết bị chuyên dùng, giá thành đắt, nên ít phổ biến hơn hai loại trên. IV. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HÀNG DỆT KIM 1. Những đặc điểm của quy trình sản xuất may công nghiệp  Có sự chuyên môn hoá cao: là quá trình ngƣời ta có thể tăng cƣờng tính đồng nhất về chất lƣợng sản xuất của sản phẩm. Có ba loại chuyên môn hoá: - Chuyên môn hoá theo loại máy - Chuyên môn hoá theo thao tác - Chuyên môn hoá theo từng loại sản phẩm  Tính tập thể hoá: Mỗi sản phẩm đƣợc một tập thể ngƣời cùng thực hiện, gắn với những thiết bị, những công cụ phù hợp trên một diện tích nhà xƣởng nhất định. Trong quá trình sản xuất, mỗi ngƣời đƣợc phân công một công việc phù hợp với trình độ, tay nghề của mình và thực hiện trong một thời gian định mức  Tính kỷ luật: Mỗi vị trí đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định của vị trí đó. Công nhân cần sản xuất theo quy trình, theo quy cách, theo tính chất kỹ thuật và coi đó là trách nhiệm của mình nhằm đƣa năng suất và chất lƣợng sản phẩm lên cao hơn. Ngoài ra, kỹ thuật còn đƣợc thể hiện ở giờ giấc làm việc và an toàn lao động  Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm toàn diện - Kiểm tra nguyên phụ liệu, thông số kĩ thuật của các loại vật liệu. 17

- Kiểm tra kỹ thuật: + Thông số kích thƣớc + Qui cách lắp ráp + Quy trình may + Qui cách ủi, ép + Quy trình hoàn tất sản phẩm, in, thêu,… 2. Những đặc điểm bổ sung từ qui trình công nghệ sản xuất hàng dệt kim  Hầu hết quá trình tạo nên sản phẩm dệt kim mà chúng ta đang nghiên cứu đều có ƣu điểm là tiết kiệm nhân công: sử dụng các trang thiết bị chuyên dùng, tối thiểu hóa công việc thủ công.  Nguyên liệu để sản xuất hàng dệt kim thƣờng là vải dệt kim sợi bông, sợi pha, sợi len, sợi tơ hoá học. Cần nghiên cứu nguyên liệu thật kỹ để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao. V. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM DỆT KIM  Đơn giản: Xã hội càng phát triển, con ngƣời càng có những nhu cầu cao hơn về trang phục. Nếu nhƣ trƣớc đây, trang phục thƣờng cầu kỳ, phức tạp, có nhiều lớp, để thể hiện đẳng cấp của ngƣời mặc, thì ngày nay, con ngƣời lại mong muốn đƣợc sử dụng các loại trang phục đơn giản, mềm mại, dễ sử dụng và bảo quản. Hàng dệt kim là loại sản phẩm đáp ứng tốt các nhu cầu trên. Sự đơn giản còn đƣợc thể hiện ở thiết bị lắp ráp sản phẩm dệt kim chủ yếu là các loại máy vắt sổ và chần diễu.  Dễ vận động: Sản phẩm dệt kim ngày càng tỏ rõ ƣu thế của chúng trong cuộc sống của loài ngƣời hiện đại. Ngƣời ta không thể mặc sản phẩm thật bó sát cơ thể mà vẫn có thể cử động thoải mái, nếu sản phẩm đó không phải đƣợc làm từ vật liệu dệt kim. Trong các trƣờng học, các sân đấu thể thao, sản phẩm dệt kim đƣợc sử dụng rất nhiều, giúp học sinh dễ dàng trong các hoạt động vận động tập thể, giúp vận động viên di chuyển nhanh nhẹn và đạt thành tích cao trong thi đấu.  Thời trang: Các loại áo, váy thun đƣợc giới trẻ rất ƣa chuộng, giúp tạo nên sự năng động trẻ trung. Ngƣời ta lựa chọn các loại áo quần dệt kim còn do chúng ít tốn thời gian chuẩn bị trƣớc khi ra đƣờng.  Tính công nghệ: Một số sản phẩm dệt kim còn đƣợc gia công bởi những công nghệ đặc biệt, không có đƣờng may hoặc sử dụng công 18

nghệ ép dán, giúp cho sản phẩm không bị cộm và dễ dàng trong các cử động, gia tăng độ chính xác trong các hoạt động của cơ thể.  Che khuyết điểm: Do tính chất đàn hồi 4 chiều, vải dệt kim là lựa chọn số một khi gia công các sản phẩm lót. Các sản phẩm lót phù hợp sẽ giúp ngƣời mặc thoải mái, tự tin và có thể che đƣợc một số khuyết điểm cơ thể. VI. VAI TRÕ CỦA SẢN PHẨM DỆT KIM TRONG VIỆC ĐÁP ỨNG NHU CẦU MẶC HIỆN ĐẠI Hiện nay, ngành dệt may đang giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nƣớc; sử dụng gần 5% lao động toàn quốc, hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp, đóng góp 8% giá trị xuất khẩu công nghiệp chế biến, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ hai (sau xuất khẩu dầu thô) và đóng góp hơn 16% trong kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc. Trong đó, sản phẩm dệt kim chiếm một vai trò không nhỏ. Sản phẩm dệt kim ngày càng trở nên thông dụng với con ngƣời hơn vì các tính năng hữu dụng của chúng. Tuy nhiên, xét về mặt bằng chung, sản phẩm dệt kim Việt Nam vẫn chƣa đủ để đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và quốc tế. Để làm đƣợc điều này, Nhà nƣớc ta cần có những chủ trƣơng, chính sách ƣu đãi đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần không ngừng đầu tƣ trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại để đƣa ngành dệt may nói chung và ngành sản xuất sản phẩm dệt kim nói riêng, vƣơn xa ra tầm quốc tế, khẳng định đƣợc vị thế và uy tín của mình. Việc nghiên cứu về công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim sẽ có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, đáp ứng nhu cầu bức thiết hiện nay của ngành dệt may, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của toàn ngành trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Trong phần sau của giáo trình, chúng ta sẽ tập trung vào việc nghiên cứu công nghệ gia công sản phẩm dệt kim thông qua kỹ thuật cắt may, vì chúng phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay.

19

20

Chương II CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM DỆT KIM MẶC NGOÀI Sau khi học xong chương 2, sinh viên có khả năng: - Nêu được khái niệm và phân loại sản phẩm dệt kim mặc ngoài. - Trình bày được các tính chất cơ bản của vải dệt kim - Giới thiệu được một số tiêu chuẩn cần đạt của vải dệt kim - Trình bày được cách kiểm tra và đánh giá chất lượng vải dệt kim theo hệ thống bốn điểm - Hiểu rõ về phương pháp, qui trình kiểm tra vải dệt kim trước khi đưa vào sản xuất sản phẩm mặc ngoài - Giải thích được tầm quan trọng của việc tiền xử lý nguyên phụ liệu đến chất lượng sản phẩm dệt kim mặc ngoài - Trình bày được tầm quan trọng của việc chuẩn bị nguyên phụ liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm dệt kim - Xác định chính xác các vị trí đo cơ bản trước khi thiết kế hàng dệt kim mặc ngoài. - So sánh được những điểm khác biệt khi thiết kế sản phẩm may thông thường và sản phẩm may từ vải dệt kim. - Nêu được các tiêu chuẩn kỹ thuật đặc biệt trong lắp ráp sản phẩm dệt kim - Trình bày được phân vùng khi kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt kim. - Luyện tập dịch tài liệu tiếng Anh chuyên ngành may.

I. TÌM HIỂU VỀ SẢN PHẨM DỆT KIM MẶC NGOÀI 1. Khái niệm Sản phẩm dệt kim mặc ngoài là những sản phẩm dệt kim thƣờng đƣợc mặc khi ra khỏi nhà (kèm theo trang phục lót ở phía trong). Sản phẩm mặc ngoài rất đa dạng, phong phú về kiểu dáng và chất liệu. 21

2. Phân loại sản phẩm dệt kim mặc ngoài Sản phẩm mặc ngoài đƣợc may từ vải dệt kim cũng có rất nhiều loại. Chúng đều có đặc điểm chung: mềm mại và dễ co giãn. Ta có thể tạm chia sản phẩm dệt kim mặc ngoài theo các tiêu chí sau: - Theo đối tƣợng sử dụng:  Theo giới tính: quần áo nam, quần áo nữ  Theo lứa tuổi: quần áo trẻ em (trẻ sơ sinh, mẫu giáo, thiếu nhi, thiếu niên), quần áo thanh niên, quần áo trung niên, quần áo cho ngƣời già. - Theo điều kiện khí hậu: quần áo xuân, hè, thu, đông - Theo phạm vi sử dụng: quần áo sinh hoạt, quần áo thể thao, quần áo lao động (quần áo làm việc, quần áo bảo hộ, quần áo bảo vệ,…), quần áo biểu diễn nghệ thuật. - Theo chức năng sử dụng: quần áo ngủ, quần áo mặc nhà, thƣờng phục, đồng phục, quần áo lễ hội, quần áo dạ hội,… - Theo vị trí mặc:  Áo: sản phẩm che phủ phần cơ thể ngƣời từ cổ trở xuống  Quần: Sản phẩm che phủ phần cơ thể ngƣời từ eo trở xuống và chia thành hai ống để che phủ hai chi dƣới.  Váy: sản phẩm che phủ phần cơ thể ngƣời từ eo trở xuống và chỉ có một ống.  Từ ba chủng loại chính đã nêu trên, còn có những sản phẩm phối hợp nhƣ sau:  Váy kết hợp với áo: nếu váy đƣợc thiết kế liền với áo thì ta có sản phẩm đƣợc gọi là áo liền váy hay áo váy. Nếu váy và áo là hai sản phẩm đƣợc thiết kế để luôn đƣợc mặc cùng với nhau, thì ta có bộ sản phẩm váy-áo (thƣờng thì váy và áo có những đặc điểm giống nhau: màu, màu phối, vật liệu).  Quần kết hợp với áo: tƣơng tự nhƣ khi kết hợp với váy và áo, ta sẽ có quần liền áo hoặc bộ quần áo. Dƣới đây là những sản phẩm mặc ngoài đƣợc may từ vải dệt kim hiện đang đƣợc các doanh nghiệp may gia công nhiều nhất:  Áo thun  Trang phục thể thao  Quần áo mặc nhà  Áo khoác 22

II. CHUẨN BỊ SẢN XUẤT HÀNG DỆT KIM MẶC NGOÀI 1. Chuẩn bị về nguyên phụ liệu 1.1. Nguyên liệu 1.1.1. Khái niệm Nguyên liệu trong may mặc là những vật liệu chiếm số lƣợng lớn, nằm trên bề mặt và tạo nên bộ khung của sản phẩm. Khi nói đến nguyên liệu, ngƣời ta thƣờng đề cập đến các loại vải. Có 3 loại vải chính: vải dệt kim, vải dệt thoi và vải không dệt. Vải dệt kim là loại vải dệt dạng tấm, dạng ống hay dạng chiếc, đƣợc tạo nên từ một hoặc nhiều sợi uốn thành vòng móc nối nhau theo cột (vải đan dọc) hay theo hàng ngang (vải đan ngang), có thể sử dụng ngay hoặc trải qua quá trình gia công (may, hàn, dán, cài….) để trở thành sản phẩm dùng để mặc hoặc sử dụng với các mục đích khác. Vải dệt kim đan bằng tay hay bằng máy đƣợc tạo thành bởi sự liên kết một hệ các vòng sợi với nhau. Các vòng sợi (mắt sợi) đƣợc liên kết với nhau nhờ kim dệt giữ vòng sợi cũ, trong khi một vòng sợi mới đƣợc hình thành ở phía trƣớc của vòng sợi cũ. Vòng sợi cũ sau đó lồng qua vòng sợi mới để tạo thành vải. Vải dệt kim khác vải dệt thoi ở chỗ một sợi đơn cũng có thể tạo thành vải. Vải dệt kim bao gồm các hàng ngang gọi là hàng vòng và cột dọc gọi là cột vòng. Vải dệt kim có những tính chất hữu ích giúp nó phù hợp với một số lĩnh vực hàng may mặc bao gồm: quần áo bó, găng tay, quần áo lót và một số sản phẩm may mặc bó khác. Cấu trúc vòng sợi làm cho vải dệt kim đàn hồi và xốp. Do vậy, chúng bó sát theo dáng của cơ thể. Không khí đƣợc giữ bởi các vòng sợi giúp cho ngƣời mặc đƣợc ấm áp. Khi dệt, việc tăng hoặc giảm số lƣợng vòng sợi trên một hàng vòng làm mở rộng hoặc thu hẹp mảnh sản phẩm đƣợc tạo ra. Việc tăng số lƣợng hàng vòng đƣợc thực hiện bằng cách chuyển các hàng vòng ngoài cùng ra cây kim bên cạnh trên giƣờng kim và tạo ra các vòng sợi mới. Quá trình này để lại một lỗ nhỏ trên vải và đƣợc xem nhƣ một điểm có tính thời trang. Khi giảm số vòng sợi, quá trình này đƣợc thực hiện ngƣợc lại và các vòng sợi ngoài cùng lại đƣợc chuyển vào trong. Lúc này một điểm có tính thời trang xuất hiện nơi hai vòng sợi đƣợc ép vào một vòng sợi mới. Mảnh sản phẩm đƣợc tạo thành theo cách này đƣợc gọi là fully-fashioned và đƣợc đánh giá là chất lƣợng cao. Đôi khi, một số doanh nghiệp đã sử dụng hiệu ứng thời trang xoắn để tạo nên các dạng vải fully-fashioned. Nếu sợi trong quá trình dệt kim đứt, các vòng sợi bị sổ ra và tuột hoặc lỗi dệt hình thành. Để giải quyết vấn đề này, và cũng để bán thêm 23

sản phẩm các nhà dệt kim đã thiết kế các cấu trúc vải mới mà không phụ thuộc vào các vòng sợi riêng lẻ về độ bền và không bị tuột nếu sợi bị đứt. Các cấu trúc mesh lục lăng, micro-mesh, non-run, run-proof và các dẫn xuất đƣợc giới thiệu bởi các công ty dệt, đƣợc ngƣời tiêu dùng đánh giá rất cao. Vải dệt kim đƣợc tạo từ các móc vòng nhằm tạo sự mềm dẻo trong cấu trúc của vải. Vòng sợi là phần tử nhỏ nhất của vải dệt kim, dạng của chúng chỉ phụ thuộc vào phƣơng pháp đan chứ không phụ thuộc vào kiểu đan. Ta có các loại vòng đan ngang, vòng đan dọc, vòng hở, vòng kín. Khoảng cách giữa hai vòng kề nhau theo hàng gọi là bƣớc vòng, theo cột gọi là chiều cao hàng vòng. Tùy theo thiết kế mà ta có vòng kín hay vòng hở. Với vòng kín, vải bền vững và khó tuột vòng hơn so với vải dùng vòng hở. Khi vải dệt kim bị kéo giãn, chúng có thể biến dạng rất nhiều theo hƣớng kéo. Những yếu tố này có đƣợc là do ảnh hƣởng của lực kéo giãn tác động lên sợi và đặc biệt là cấu trúc của vải tạo nên. Tập hợp các quá trình gia công sợi, tơ thành vải dệt kim hoặc sản phẩm dệt kim, bao gồm: đánh ống, làm sạch sợi, chuyển các ống sợi, con sợi thành những búp sợi lớn và dệt trên máy dệt kim đan ngang, máy dệt kim phẳng; hoặc mắc sợi từ các búp sợi thành trục sợi và dệt trên máy dệt kim đan dọc. Trong công nghệ dệt kim, ngƣời ta sử dụng hệ thống kim móc sợi tạo ra các vòng sợi liên kết với nhau thành vải. Có hai loại cấu trúc dệt kim cơ bản: kiểu dệt đan dọc và kiểu dệt đan ngang

Hình 2.1: Các kiểu dệt kim a. Kiểu dệt đan ngang; b. Kiểu dệt đan dọc Để tạo ra hai loại cấu trúc dệt trên, có hai phƣơng pháp tạo nên vải dệt kim: - Phƣơng pháp đan ngang: khi một hay nhiều sợi tạo lần lƣợt những hàng vòng móc nối nhau để tạo ra sản phẩm dạng ống, dạng mảnh hay dạng chiếc. Phƣơng pháp đan ngang tạo ra các vòng sợi hoặc các thành phần cấu tạo của vải theo thứ tự bằng một sợi hoặc hệ thống sợi 24

Related Documents

Giao Trinh Ansys
January 2021 1
Rac2013-vi Tri Cong Trinh
January 2021 1
San Miguel
January 2021 1
San Cono
February 2021 2
San Cono
February 2021 2

More Documents from "Lagduf"