The Ielts A Team_vocabulary Guide

  • Uploaded by: ninh
  • 0
  • 0
  • January 2021
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View The Ielts A Team_vocabulary Guide as PDF for free.

More details

  • Words: 3,726
  • Pages: 11
Loading documents preview...
Contents ĐỌC LÀ KỸ NĂNG MẸ - HƯỚNG DẪN ĐỌC ĐÚNG…................................................................................ 2 DIAMONDS VS STONES: BÍ QUYẾT NẠP TỪ VỰNG HIỆU QUẢ .............................................................. 4 QUY TẮC ĐẶT CÂU ỨNG DỤNG VỚI TỪ VỰNG KIM CƯƠNG ................................................................. 6 HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN TỪ VỰNG KIM CƯƠNG ................................................................................... 7 ỨNG DỤNG TỪ VỰNG TRONG CUỘC SỐNG VÀ THI CỬ (Minh họa) ...................................................... 8 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE MỚI: THE IELTS A-TEAM ......................................................................... 10

1

Đọc là kỹ năng mẹ… Nhưng làm thế nào để đọc đúng? Đọc là yếu tố then chốt giúp bạn thành công trong việc luyện thi IELTS, vì thế, làm sao để đọc đúng là rất quan trọng. Đọc đúng sẽ giúp bạn hiểu, khi hiểu bạn sẽ yêu thích việc đọc; ngược lại đọc sai cách sẽ khiến bạn không hiểu và mau chán. Bài học này sẽ hướng dẫn bạn những thói quen để hình thành cách đọc đúng. Để đọc đúng, bạn cần thực sự trung thực với bản thân, hiểu là hiểu, không hiểu là không hiểu. Nếu không hiểu mà bạn cố tình ép mình rằng “hình như cũng hiểu” thì việc này cũng nguy hiểm như giấu dốt, người khác có muốn giúp cũng không thể giúp được (vì có biết đâu mà giúp). Vì thế, khi đọc, hãy để sẵn một chiếc bút chì để sử dụng trong những trường hợp sau: • •

Không hiểu (kể cả sau khi tra Google và từ điển) - đánh dấu ? Thấy hay và rung động - đánh dấu ! hoặc *

Để đọc đúng, bạn cần học cách đọc chậm. Hãy nhớ, đây không phải là một cuộc đua và bạn cũng không phải đang ngồi trong phòng thi, vì thế, nhanh chậm không phải là vấn đề. Điều quan trọng là hiểu và cảm nhận - nếu văn bản dễ đọc, bạn có thể đi băng băng mà không vấp váp gì; nhưng nếu văn bản khó đọc, bạn sẽ có thể phải dừng lại để tra từ điển hoặc Google cho thông suốt, và rồi có thể bạn lại sẽ phải dừng lại ngay sau đó để tra tiếp. Việc dừng lại này sẽ khiến cho việc đọc mất thời gian hơn, đây là việc hoàn toàn tự nhiên. Điều quan trọng là bạn cần chấp nhận sự tự nhiên này, thay vì bỏ cuộc hay tìm kiếm mưu mẹo. Nếu IELTS mà giải được bằng mưu mẹo thì chắc người Việt mình được 9 Reading hết. Để đọc đúng, bạn cần giữ việc đọc được liền mạch, tránh ngắt quãng quá lâu. Những quãng nghỉ để tra từ điển là chấp nhận được nhưng nếu để những việc khác xen vào như xem Facebook hay ghi chép lại những cụm diễn đạt hay thì bạn sẽ dễ bị “out” khỏi không gian của bài đọc hay cuốn sách, từ đó mất đi sự tập trung cần thiết giúp kéo dài việc đọc. Vì vậy, thay vì cắm cúi ghi ghi chép chép, hãy lưu lại những chỗ hay bằng ký hiệu đơn giản, tiện lợi như vừa được hướng dẫn ở phía trên. Để đọc đúng, bạn cần gạt bỏ tư duy nhất định phải tìm thấy cái gì đó để nhớ, để học khi đọc. Tiếng Anh cũng không khác gì tiếng Việt hay bất cứ một ngôn ngữ nào, có những trang viết rất hay thì cũng phải có những trang bình thường, hoặc thậm chí...dở. Nếu bạn có tâm lý thực dụng rằng cứ đọc là phải có cái gì đó để học hoặc ghi nhớ, rất có thể bạn sẽ lựa chọn một từ hoặc một cụm từ không thật sự hay, không khiến bạn cảm thấy rung động, khi đó, việc học từ vựng sẽ kém hiệu quả khi nó trở thành một nhiệm vụ nặng nề. Ngược lại, nếu bạn đọc với tâm lý thanh thản, cứ đọc, cứ đọc và chỉ dừng lại khi có cụm diễn đạt hoặc điều gì đó thực sự rất hay hoặc khiến bạn rung động, khi đó, bạn sẽ học từ vựng hiệu quả hơn. Nguyên nhân là, ở thái cực thực dụng, bộ óc sẽ bị ép buộc phải ghi nhớ; còn ở thái cực cảm nhận, bộ óc sẽ có nhu cầu đưa những thứ hay đó vào bộ nhớ. Với tinh thần “tự nguyện” đó, não sẽ cho từ vựng một khoang thênh thang rộng rãi hơn trong bộ nhớ để “cất giữ” và sử dụng từ vựng. Để đọc đúng, bạn cần đọc không dừng lại. Điều này được hiểu là bạn sẽ luôn có một “cái gì đó” bằng tiếng Anh để đọc. “Cái gì đó” có thể là một bài báo tiếng Anh trên Quartz, “cái gì đó” có thể là một cuốn truyện bằng tiếng Anh vừa sức, không đánh đố, ví dụ như I can’t make this up – Life lessons (Kevin Hart) hay Fairy Tales (Hans Christian Andersen), “cái gì đó” cũng có thể chính là một bài đọc IELTS trong bộ Cam. Việc đọc không dừng lại có một tác dụng thần kỳ: giúp bạn nhớ từ vựng, đặc biệt là những từ vựng khó. Trước giờ, mình để ý rằng hầu như không ai nói đến “đọc sách” như là một cách học thuộc từ vựng “xịn sò” và lâu bền nhất. Khi đọc, bạn sẽ thấy rằng, có những từ rất khó, bạn tra một lần, rồi quên, tra hai lần, vẫn quên, tra ba lần, vẫn quên… Nhưng, đến lần thứ mười, bạn sẽ nhớ. Và mình có thể khẳng định luôn, bạn sẽ nhớ nó…mãi mãi.

2

Lấy bản thân mình làm ví dụ, khi đọc cuốn The Power of Words của Winston Churchill, mình đã thật cực khổ với từ sombre (đọc là sam bờ nhé /ˈsɒm.bər/). Mình tra, rồi lại tra, rồi lại tra, mà vẫn quên, rồi lại quên. Nhưng, đến gần giữa cuốn sách, mình đột nhiên không cần tra nữa. Tự dưng, nhìn thấy từ này là mình thấy hiện lên một không khí gì đó u buồn, đen tối. À, hóa ra là mình nhớ nó rồi, nó là từ được dùng rất nhiều vì nó gắn với thời của Winston Churchill, thời của những cuộc đại chiến thế giới. Ồ, vậy là sombre là u buồn, đen tối, đúng là về chiến tranh rồi còn gì. Thế nhé, bạn hãy nhớ đọc, tra từ điển để thực sự hiểu. Đọc hiểu không dừng lại chính là một cách học thuộc từ vựng tự nhiên, không ép buộc và bền vững nhất.

3

DIAMONDS VS STONES: BÍ QUYẾT NẠP TỪ VỰNG HIỆU QUẢ Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc ghi nhớ từ vựng, học trước, quên sau, học mà như đánh vật, chúc mừng bạn, bài viết này sẽ giúp bạn thoát kiếp nạn đó. Trước tiên, bạn hãy xem mình đã trải qua cảm giác này chưa nhé. Sau mỗi bài đọc IELTS, bạn thấy choáng ngợp và hoa mắt vì số lượng từ mới quá nhiều. Rồi, bạn nghĩ đến kỳ thi sắp tới và chỉ muốn khóc: Làm sao mà nhồi được cả đống từ vựng đó vào đầu hả. Thôi, bạn cứ khóc đi, vì không có cách giải quyết đâu! Đơn giản là bởi đó là một câu hỏi sai và đó là một mong muốn sai: Làm sao để nhồi được cả đống (tất cả) vào đầu? Nó đi ngược lại với thực tế và tự nhiên nên bạn không thể làm được đâu. Vậy thế nào là thực tế và tự nhiên? Thực tế và tự nhiên là bạn sẽ quên sạch sau khi đọc – cái đọng lại thường chỉ là chút ít cảm xúc và ấn tượng mà thôi. Vì vậy, thay vì níu kéo những gì đã quên, bạn hãy bồi bổ và giữ lại cảm xúc, bằng phương pháp học từ vựng theo cảm xúc. Để dễ hiểu, chúng ta sẽ chia từ vựng ra thành hai nhóm. Nhóm từ vựng khó nhớ và dễ quên và nhóm từ vựng dễ nhớ và khó quên. Từ vựng cũng giống như cuộc sống này vậy, một ngày, chúng ta nhìn thấy bao nhiêu con người xa lạ, đâu phải ai mình cũng thích và muốn mang về làm…người yêu. Với những người xa lạ và không gây ấn tượng, mình phải gặp họ nhiều lần, va chạm với họ trong nhiều hoàn cảnh khác nhau thì mới mong nhớ được họ, chứ không phải cứ lẩm bẩm tên của họ trăm lần, ngàn lần là sẽ nhớ họ. Từ vựng cũng như vậy – với những từ khó, không gần gũi với đời sống, bạn cần gặp gỡ chúng nhiều lần trong những văn cảnh khác nhau, tra từ điển nhiều lần, bạn mới có thể nhớ được chúng. Ngược lại, với những ai gây ấn tượng cho mình, có khi, gặp một lần mà mình cứ nhớ mãi. Với ngôn ngữ, đây là những từ vựng gần gũi với đời sống, gần với tiếng Việt và với những tình huống thường gặp của chúng ta; vì vậy, chúng ta cần quý trọng và lưu giữ. Trong cuộc sống, những người đặc biệt này sẽ nhận được nhiều tình cảm và sự chăm sóc của chúng ta, rồi họ cũng sẽ yêu quý và chăm sóc chúng ta. Còn trong ngôn ngữ, những từ vựng này sẽ được chúng ta lưu giữ và ứng dụng, từ đó, chúng sẽ quay lại và “phù hộ” cho chúng ta trong việc sử dụng tiếng Anh hay đi thi. Phần phân tích đến đây là đủ, bây giờ, chúng ta sẽ đi vào minh họa cụ thể. Ví dụ, sau khi đọc bài Cropgrowing skyscrapers tron cuốn IELTS Cambridge 11 (http://ieltsonlinetests.com/169/11/49/exam/cambridge-ielts-11/reading/practice-test-1), mình chỉ lưu lại đúng 2 cụm từ vựng sau trong văn cảnh. We…can do no more than hope for a good weather year. a good weather year = một năm mưa thuận gió hòa Chúng ta không mơ ước điều gì hơn là một năm mưa thuận gió hòa. There would be no weather-related crop failures due to droughts, floods or pests. weather-related crop failures = những vụ mùa bị mất liên quan đến lý do thời tiết Sẽ không còn mất mùa vì lý do thời tiết vì hạn hán, bão lũ hay sâu bệnh. Sau khi đọc bài Falkirk Wheel, cũng cuốn IELTS Cambridge 11 (http://ieltsonlinetests.com/169/11/49/exam/cambridge-ielts-11/reading/practice-test-1) mình chẳng thấy cụm từ nào đủ gần gũi để lưu lại cả, và mình thấy… cũng chả sao, đằng nào chả quên. Thế thì đọc tiếp, đi tiếp để tìm được những người thương khác.

4

Mình đã tổng hợp lại bảng dưới đây, phân tích thuộc tính từng loại từ vựng và hướng dẫn cách học từng loại từ. Các bạn chỉ việc xem và làm theo hướng dẫn là được. Từ vựng để nhớ (diamonds) Đây là những cụm từ nằm trong một văn cảnh cụ thể và ‘chạm’ đến trái tim bạn. Bạn cảm thấy ấn tượng và thích nó vì nội dung chứ không phải đơn thuần vì chúng là từ mới. Lưu ý quan trọng: hiểu và hiểu thực sự là yêu cầu số 1. Khi bạn không hiểu hoặc hiểu sai thì bạn sẽ chẳng biết cái gì ‘chạm’ đến trái tim mình đâu. Vì tiêu chí với từ vựng để nhớ là ‘cảm xúc’ nên số lượng thường ít thôi vì có thể bạn đọc cả cuốn sách mấy trăm trang cũng không tìm thấy từ vựng nào ‘để nhớ’ cả; trong khi từ mới thì có thể có cả ngàn vạn. Từ vựng để nhớ dễ ngấm và khó quên vì lúc này, việc ghi nhớ đã trở thành nhu cầu tự thân. Bạn thích thì bạn nhớ thôi, chứ không vì bất cứ một áp lực gì.

Việc đọc nhất thiết KHÔNG ĐƯỢC DỪNG LẠI. Vì sao? Vì khi đọc liên tục, có thể bạn còn chẳng thấy từ vựng nào khiến mình thực sự có ‘cảm xúc;’ nếu dừng lại thì còn nói chuyện gì nữa. Bạn cần thật trung thực và gạt bỏ lòng tham để thực sự lựa chọn những từ vựng khiến mình ‘rung động’ nhất. Hướng dẫn lưu trữ: Kim cương mà, có điên mới không giữ lại. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ lưu cả câu hoàn chỉnh có cụm từ đó nhé; có như vậy, bạn mới biết cách dùng trong văn cảnh.

Từ vựng để quên (valueless stones) Từ vựng để quên hay còn gọi là ‘từ mới’ – đây là những từ vựng mà bạn không biết nhưng chúng cũng không để lại cảm xúc gì trong bạn.

Khi bạn đọc không ngừng, số lượng từ mới sẽ rất nhiều và rất nhiều. Bạn cần chấp nhận việc bạn sẽ quên chúng và sẽ cần phải tra lại từ điển. Chính việc va đập nhiều lần và tra đi tra lại sẽ khiến bạn nhớ từ vựng. Khi bạn hiểu và chấp nhận rằng những từ vựng loại này khó nhớ và dễ quên, bạn sẽ thấy đầu óc được thư giãn. Khi bạn thư giãn, việc nhớ từ sẽ trở nên hiệu quả hơn. Nếu bạn không hiểu điều trên, bạn sẽ cố gắng ‘nhồi nhét’ thật nhiều, khiến cho đầu óc bị quá tải, việc nhớ từ sẽ không hiệu quả. Việc đọc nhất thiết KHÔNG ĐƯỢC DỪNG LẠI. Vì sao? Vì với những từ vựng để quên, việc đọc và va chạm với từ vựng trong quá trình đọc chính là quá trình ngấm và thuộc từ vựng. Bạn dừng đọc có nghĩa là bạn dừng học từ mới.

Hướng dẫn lưu trữ: Gạch đá mà, lưu làm gì cho nặng túi, nó ở đâu thì nằm đó thôi.

5

QUY TẮC ĐẶT CÂU ỨNG DỤNG VỚI TỪ VỰNG KIM CƯƠNG Khi bạn chưa thực sự ngấm từ vựng, việc đặt câu sẽ cực kỳ dễ sai. Bạn hãy tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc sau: #1 Trung thành tuyệt đối với văn cảnh gốc, số lượng từ thay thế giữ ở mức ít nhất có thể #2 Giữ nguyên trạng văn cảnh gốc, bổ sung thêm phần phát biểu cảm nghĩ của bạn. Gốc: We’ve always thrived on the exchange of goods, ideas and people. #1 Developed countries always thrive on the exchange of goods, ideas and people. #2 We’ve always thrived on the exchange of goods, ideas and people. This is why we should spend time building relationship.

6

HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN TỪ VỰNG KIM CƯƠNG Thí sinh nên học từ vựng hàng ngày theo quy trình “Hiểu – Cảm nhận – Thích” và nguyên tắc 3 dễ “Dễ nhớ (âm thanh – cách viết) – Dễ Dùng – Dễ kiểm tra.” Dưới đây là một số lưu ý thêm khi lựa chọn từ vựng để “nạp” vào đầu: 

Đơn vị học là phrase thay vì từng từ riêng lẻ



Giống tiếng Việt (về ý nghĩa diễn đạt, về bố cục sắp xếp câu) & dễ suy ra nghĩa



Phải có động từ trong phrase



80-20 rule: 80% phrase đã hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa để sử dụng, thí sinh chỉ cần thêm 20% là có thể sử dụng được.



Dễ ứng dụng trong đa dạng văn cảnh

Dưới đây là một số phrases được lựa chọn theo nguyên tắc trên để thí sinh tham khảo: 

Farming is always a chancy business. Nghề nông cũng lắm hên xui. (Ứng dụng: chỉ cần thay chữ farming; ví dụ: writing)



There are dips and bumps on the road. Chẳng có con đường nào bằng phẳng, con đường nào cũng đầy khó khăn, va vấp hết. (Ứng dụng: There are always dips and bumps on the road to success.)



John finds escape from his stifling family, oppressive school and soul-crushing factory job through the liberating power of music. John tìm thấy sức mạnh khai phóng của âm nhạc, giúp anh thoát khỏi gia đình tù túng, trường học “đì đọt” và công việc công nhân nhà máy nhạt nhẽo, chán chường. (Ứng dụng: I found escape from my oppressive school.)

7

ỨNG DỤNG TỪ VỰNG TRONG CUỘC SỐNG VÀ THI CỬ (Minh họa) FRESH 360: GAGA Chủ đề: Trà sữa Bạn vào phòng thi IELTS Speaking, giám khảo mở mồm ra hỏi bạn, bạn cũng mở mồm ra, nhưng mà là để…ú ớ, ặc ặc và nấc nghẹn. Chết em rồi, em không hề biết gì về chủ đề này hết, bớ làng nước ơi hihi huhu!!! Thôi, nín đi. FRESH 360 hôm nay sẽ mách em cách chữa nghẹn, biến không thành có một cách thần tài nhé. Anh em nhớ Comment xoxo để bài được hiển thị nha. Ai chăm học thì đặt câu với cụm từ mình thích cho nhớ bài nhé. 3…2…1…ACTION Giám khảo: Em nghĩ gì về văn hóa thưởng trà? WTF, anh đùa em đấy à. Anh nhìn mặt em thế này mà anh hỏi thế được à. Em tuổi gì mà biết về thưởng trà hả anh (I know very little about TEA CULTURE, the QUAINT tradition). Em chỉ nói được về trà sữa thôi ạ. Ối giồi ôi, các quán trà sữa quê em giờ á, mọc lên như nấm sau mưa, anh ạ (bubble tea stores have MUSHROOMED all around Vietnam). Lũ bạn em nhá, cứ phát rồ lên vì trà sữa sủi bọt, trà sữa trân châu; hihi, em cũng…rồ…y như chúng (we absolutely are GAGA OVER bubble tea, pearl milk tea). Thơm ngon mát lạnh, uống một cốc thì bụng như chửa, no cả ngày, cực kỳ vi diệu trong việc chữa đói chờ cơm, anh hiể không (it’s very FILLING, a perfect QUICK FIX to BRIDGE the HANGRY GAP between meals). Với lại, em nói anh chứ, ai mà chả thích gặp nhau, tán phét bên ly trà sữa, nhất là với các thánh trà, anh nhỉ (NOTHING BEATS getting together over some bubble tea, at least for bubble tea FANATICS). Thảo nào mà cái món trà sữa này cứ làm mưa làm gió trên khắp quê em (NO WONDER it’s ALL THE RAGE in my country). Từ này hay nè các người anh em. HANGRY = HUNGRY + ANGRY = Tính từ này quá hay và dễ nhớ, chỉ tình trạng “mất bình tĩnh, dễ cáu” lúc đói. Phần giải thích từ vựng chi tiết này có trong Comment nhé. Bài viết này sử dụng từ vựng của trang https://mabelkwong.com/about-2/, trân trọng cảm ơn tác giả Mabel Kwong. FIRST THINGS FIRST Học tiếng Anh mà hỏng phát âm thì…thôi, đừng học nữa còn hơn. Phát âm là thứ đầu tiên cần học tử tế khi học tiếng Anh nhé các bé. FANATIC /fəˈnæt.ɪk/ Ký hiệu ə này mình cứ tự gọi là âm trượt, tức là nó sẽ trượt đi để sang âm chính (có chứa trọng âm). Để dễ hiểu, mình hay gọi luôn là âm ờ (ə = ờ); thế là từ này sẽ đọc thành phờ NÁ tic nhé các tình yêu. Lưu ý: Âm æ phát âm lai giữa a và e, ở đây, mình viết thành a cho nó tiện mồm. Các bác mở từ điển Cambridge ra, bấm vào biểu tượng loa là sẽ biết cách đọc chuẩn xịn ngay. RAGE /reɪdʒ/ Để dễ nhớ, mình hay gọi âm cuối của từ này (dʒ) là âm d nặng, hay âm “mõm lợn”. Khi phát âm, hai môi phải chu về phía trước, miệng đột nhiên trông như lợn, âm thanh được đẩy ra thật mạnh. Trông thế thôi, nhưng khó đấy, nhiều người sai lắm đấy nhé. MEALS /mɪəlz/ Khi thêm s vào danh từ, các anh em hãy nhớ quy tắc phát âm sau nhé. Âm cuối của từ là âm rung thì s sẽ được đọc thành /z/ (cũng là một âm rung). Để biết rung hay không rung, hãy đặt ngón tay lên chỗ yết hầu ở cổ. 8

Thôi, tóm lại là, hãy luôn nhìn phiên âm chuẩn xịn và nghe phát âm của Tây trên Cambridge Dictionary Online nhé các con giời. IN FOCUS HANGRY = HUNGRY + ANGRY Tính từ này quá hay và dễ nhớ, chỉ tình trạng “mất bình tĩnh, dễ cáu” lúc đói. BRIDGE THE GAP GAP là khoảng cách, BRIDGE là chiếc cầu. Thế là, BRIDGE THE GAP đương nhiên sẽ là “bắc cầu qua hố ngăn cách,” xóa nhòa khoảng cách. Ở đây BRIDGE THE HANGRY GAP = giúp “lấp đầy” khoảng thời gian đói bụng giữa các bữa ăn. BE GAGA OVER SOMEBODY/SOMETHING “Phát rồ” về ai, cái gì, yêu ai, yêu cái gì (thường trong một thời gian ngắn). Cụm này rất dễ nhớ vì nó khiến chúng ta nhớ đến Lady Gaga, người hay làm các “con nhang đệ tử âm nhạc” trên toàn thế giới phát rồ vì tài năng, cũng như các chiêu trò của mình. DIAMOND VOCABULARY know every little about something = không biết nhiều về cái gì tea culture = văn hóa thưởng trà quaint (adj) = tính từ này dùng để chỉ những cái gì “cổ kính nhưng dễ thương và duyên dáng” (a quaint old town = một ngôi làng cổ đáng yêu) bubble tea = trà sủi bọt pearl milk tea = trà sữa chân trâu store (noun, count) = cửa hàng mushroom (v) = mọc lên, sinh sôi như nấm be gaga over somebody/something = yêu, phát cuồng vì ai, cái gì (thường trong một thời gian ngắn) filling (adj) = (nói về đồ ăn) gây cảm giác no, không thể ăn thêm được gì quick fix (noun, count) = cái gì đó là giải pháp tạm thời bridge the gap = nối liền khoảng cách hangry (adj) = (chỉ tình trạng) “mất bình tĩnh, dễ cáu” lúc đói nothing beats… = không gì sánh bằng… fanatic (noun, count) = fan hâm mộ no wonder that… = thật dễ hiểu, không có gì phải ngạc nhiên khi… all the rage = very popular and very fashionable

9

GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE MỚI: THE IELTS A-TEAM Đăng ký kênh và xem video Nâng cấp từ vựng IELTS 9.0 https://www.youtube.com/c/TheIELTSATeam

10

Related Documents


More Documents from ""