Reading & Listening Tips

  • Uploaded by: Nguyễn Ngọc Thông
  • 0
  • 0
  • January 2021
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Reading & Listening Tips as PDF for free.

More details

  • Words: 6,966
  • Pages: 15
Loading documents preview...
Sozi mọi người, mấy ngày qua mình bận quá nên giờ mới mò vào page :"> Theo yêu cầu của số đông, mình sẽ bắt đầu bằng loạt bài về Matching headings nhé Theo kinh nghiệm học và dạy IELTS của mình, các sĩ tử khi làm dạng bài này thường gặp một số khó khăn sau: - Không hiểu/hiểu sai nội dung các headings, chủ yếu do từ vựng kém. - Chăm chú đọc câu chủ đề (thường là câu đầu và câu cuối) mà không tìm ra đáp án. - Phải đọc dàn trải cả đoạn văn để chọn đáp án đúng. Thậm chí đọc xong vẫn chả thấy đáp án nào liên quan. - Mắc bẫy (thường là chọn nhầm headings có nhiều key words/chỉ tóm tắt 1 ý nhỏ trong đoạn). - Tốn quá nhiều thời gian cho bài matching headings và không kịp làm các section khác. Còn bạn thì sao? Trước khi bắt đầu hãy trả lời 1 câu hỏi nhỏ nhé: khi làm matching headings, các bạn thường gặp những khó khăn gì?

MATCHING HEADINGS, KHÓ MÀ KHÔNG KHÓ Chào các bạn, tuần này mình sẽ bắt đầu loạt bài về Matching headings như đã hứa. Dạng bài này đòi hỏi "comprehension" chứ không đơn thuần là "skim and scan" - nói cách khác, nếu bạn chỉ tập trung tia key words thì có thể có 2 khả năng: 1 là tìm mãi không thấy headings nào đúng, 2 là sập bẫy. Tuần trước mình đã tóm tắt 1 số khó khăn các sĩ tử IELTS thường gặp phải khi giải quyết em này. Vậy tuần này chúng ta cùng nghiên cứu cách khắc phục nhé A. PHÂN LOẠI Mình tạm chia Matching headings thành 2 dạng bài nhỏ: tìm main ideas và định vị ý nhỏ trong đoạn văn. Đặc điểm nhận dạng của 2 bạn này rất rõ ràng: - Tìm main ideas: Đề bài cho 1 box 5-10 descriptions đánh số La Mã, chính là các main ideas cho sẵn. Nhiệm vụ của bạn là nối chúng vào các đoạn văn tương ứng được đánh chữ A, B, C... - Định vị ý nhỏ: Đề bài cho 4-8 descriptions, nhiệm vụ của bạn là định vị xem mẩu thông tin đó xuất hiện trong đoạn văn nào. Theo mình thì dạng 2 khó hơn dạng 1 tí tẹo, nhưng chiến lược thì tương tự nhau. Trong bài viết này, mình sẽ tập trung vào dạng 1 - tìm main ideas. B. MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG THẤY VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 1. Không đọc kĩ ví dụ Sai lầm: Khi làm Matching headings, nhiều bạn (trong đấy có mình hồi xưa) giở ngay đoạn đầu tiên đọc say mê để tìm đáp án đúng. Đọc một thôi một hồi mới phát hiện ra, chết rồi, câu này người ta làm sẵn cho mình rồi :(( Hoặc cứ đọc đi đọc lại đoạn đầu tiên, ngó qua list headings

3,4 lần mà chả thấy câu nào liên quan...để rồi giở sang trang sau mới vỡ lẽ: hự hự, hóa ra đến đoạn số 5 mới bắt đầu đánh chữ A @@ Khắc phục: Trước khi làm bài bạn nhớ đọc kĩ ví dụ và xác định các đoạn văn được đánh chữ nhé. Khi đọc ví dụ, nhớ gạch chéo headings và đoạn văn tương ứng đi 2. Chỉ đọc câu mở và câu kết đoạn Sai lầm: Theo tư duy thông thường thì main ideas thường nằm ở câu mở (nếu viết theo kiểu diễn dịch) hoặc câu kết (nếu viết theo kiểu quy nạp). Nhưng quy tắc trên, theo kinh nghiệm của mình, chả đúng tí nào với phần lớn các bài Matching headings mình từng làm. Rất ít trường hợp bạn chọn được headings đúng nếu chỉ đọc câu đầu hoặc câu cuối. Khắc phục: Vậy main ideas nằm ở đâu? Mình không thể trả lời chính xác câu này mà chỉ có thể tổng hợp các vị trí thường thấy của main ideas như sau: - Đoạn mở (có thể là 1-3 câu đầu) - Đoạn kết (có thể là 1-2 câu cuối) - Các đoạn văn phản biện (thường xuất hiện các linking words như however, nevertheless, but, yet...) - Rải đều cả đoạn văn Đương nhiên chả ai mong gặp trường hợp 4, nhưng đời không như là mơ :"> Chiến lược "thầy bói xem voi" dẫn đến tương đối nhiều hệ lụy, ví dụ, bạn đọc đi đọc lại câu mở với câu kết mà chả thấy đáp án nào liên quan, hoặc mắc bẫy ngon lành :)) 3. Chỉ tập trung tìm key words Sai lầm: Kỹ năng skim and scan không mấy hữu ích cho dạng bài này, vì thường các headings là những câu paraphrase rất ngắn gọn 1 đoạn văn dài ngoằng. Và theo mình thấy thì những headings xuất hiện nhiều key words thường không phải đáp án đúng :)) Nói cách khác, nếu chỉ tập trung tia key words thì bạn rất dễ mắc 1 trong 2 lỗi sau: 1 là phải đọc dàn trải cả đoạn văn mà chả thấy headings nào đúng, 2 là sung sướng chọn 1 heading nhìn qua thì rất ngon, nhưng thực chất chỉ tóm tắt 1 ý nhỏ trong đoạn chứ không phải main idea. Khắc phục: Đừng đọc lướt để bắt key words, hãy đọc tuần tự từ câu đầu tiên để bắt được flow của đoạn. Khi đọc phải linh động, vì rất có thể các key words/key sentences trong đoạn đã được paraphrase lại bằng các từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa trong headings. 4. Chỉ tập trung làm Matching headings và không kịp giải quyết các section còn lại Sai lầm: Nhiều khi phải đọc dàn trải cả đoạn văn mới tìm được headings đúng. Vì vậy, nhiều bạn tốn kha khá thời gian cho Matching headings và khi chuyển sang các section khác lại mất công đọc lại từ đầu. Với tốc độ này có khi phải mất 30' cho 1 passage

Khắc phục: Hãy tập làm nhiều section cùng 1 lúc. Công việc nghe qua thì khó, nhưng bạn có thể làm theo quy trình sau: - Bước 1: Đọc 2 câu đầu và 2 câu cuối đoạn A. Nếu xác định được heading luôn thì tốt, nếu không thì khoanh vùng các headings tiềm năng và ghi vào bên cạnh câu hỏi trong booklet. - Bước 2: Thay vì chuyển sang đoạn B thì hãy đọc 1 lượt các câu hỏi trong các section còn lại. Quay lại đoạn A đọc tiếp từ câu thứ 3, vừa đọc vừa trả lời tất cả các câu hỏi liên quan. Và hãy ghi nhớ, bạn cần đọc hiểu chứ không đọc lướt. - Bước 3: Sau khi đọc xong, quay lại tìm heading cho cả đoạn (dùng phương pháp loại trừ để lọc ra đáp án đúng từ những heading tiềm năng). Kể cả đã chọn rồi thì cũng nên double-check. - Bước 4: Nếu đã khai thác hết thông tin trong đoạn A thì gạch chéo chữ A đi, chuyển sang đoạn B và bắt đầu quy trình từ bước 1. Bạn nên dành thời gian nhiều hơn cho các đoạn văn dài, vì chúng thường bao hàm thông tin cho nhiều câu hỏi thuộc nhiều section khác nhau. Như vậy, bài viết của mình đã đưa ra giải pháp cho 4/5 khó khăn đã nêu trong bài trước. Còn khó khăn đầu tiên, lỗ hổng về từ vựng, chỉ có thể khắc phục bằng cách đọc nhiều và trau dồi vốn từ cho bản thân. Cái này chính mình cũng đang phải học, và học không bao giờ là đủ :"> Chúc các bạn may mắn, nếu có bất cứ thắc mắc gì thì cứ comment nhiệt tình

MA TRẬN KEY WORDS Khi mới tiếp xúc với 1 passage 800-900 từ, dày đặc thuật ngữ và từ vựng học thuật thì hẳn ai cũng choáng. Các bạn không thể ngồi tỉ mẩn đọc từ đầu đến cuối, và kỹ năng scan key words sinh ra để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình thì kỹ năng này chỉ hữu dụng cho các dạng bài Gap filling (cần định vị nhanh mẩu thông tin và chọn đáp án phù hợp). Còn với các dạng bài đòi hỏi comprehension như Matching headings, T/F/NG, Multiple choice thì thói quen skim and scan nhiều khi lại phản tác dụng, dễ khiến bạn dính bẫy. Trong bài viết này, mình sẽ tổng hợp một số tips nho nhỏ về kỹ năng này để giúp các bạn sàng lọc thông tin hiệu quả hơn. 1. Gạch chân key words trong câu hỏi Kỹ năng đọc và gạch chân key words trong câu hỏi rất quan trọng. Hôm qua bạn Huyen Ha có hỏi mình: làm thế nào để nhớ được nhiều câu hỏi cùng lúc? Mỗi Reading Passage có tới 13-14 câu hỏi, 1 khối lượng thông tin như thế làm sao nhớ kịp trong 2-3', còn nếu làm từng phần riêng rẽ thì rất tốn thời gian. Mình xin trả lời, mình cũng như các bạn, không thể nhớ nhiều và nhớ nhanh thế đâu. Nhưng khi đọc câu hỏi, mình không chủ tâm ghi nhớ tất cả các key words mà chỉ để ý 3 nhóm sau:

- Con số - Danh từ riêng (tên người, tên địa danh,...) - Thuật ngữ khoa học (những từ nhìn qua có vẻ nguy hiểm í :">) Tại sao lại là 3 nhóm này? Thứ 1 vì chúng dễ nhớ và dễ nhận dạng, và thứ 2 là chúng sẽ không thay đổi khi bạn scan vào bài text. Nên nhớ là các câu hỏi trong IELTS Reading chả bao giờ nhắc lại y nguyên nội dung bài text, thường sẽ dùng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc paraphrase lại cả câu/đoạn dài. Vì vậy mình nghĩ chả cần mất công nhớ nhiều làm gì, nhớ có chọn lọc thôi :"> Còn làm thế nào để giải quyết nhiều section cùng lúc thì mình sẽ viết riêng 1 bài khác :"> 2. Để ý các từ đồng nghĩa. gần nghĩa, các cụm từ paraphrase Như đã nói ở trên, các câu hỏi đều dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc paraphrase lại nội dung bài text (thay đổi về dạng từ, cấu trúc ngữ pháp hoặc diễn đạt theo 1 cách khác hẳn) - vì thế khi scan vào bài, bạn nên để ý cả 3 nhóm trên thay vì chăm chăm tìm từ khóa trong câu hỏi. Mình có căn bản ngữ pháp và từ vựng tốt nên khả năng định vị 3 nhóm này khá tốt. Tuy nhiên, nhiều bạn học sinh của mình vẫn gặp khó khăn do không biết từ hoặc thậm chí hiểu sai từ. Lỗ hổng từ vựng không thể khắc phục một sớm một chiều, vì vậy mình có 1 lời khuyên muôn thuở "Practice makes perfect". Để khắc phục vấn đề này, các bạn có thể học từ vựng theo cách sau: - Tìm các từ hoặc cấu trúc thay thế khi học 1 từ mới Lợi ích của việc này rất rõ ràng, vì bạn sẽ tiết kiệm kha khá thời gian khi tia key words. Ví dụ, trong câu hỏi có từ "disadvantage", và khi scan bài text bạn thấy từ "drawback". Nếu biết "drawback" là từ đồng nghĩa với "disadvantage", bạn sẽ xác định được ngay câu/đoạn văn liên quan và giải quyết câu hỏi dễ dàng. Và cũng chả cần học đâu xa, bạn có thể tổng hợp kha khá các nhóm từ đồng nghĩa, gần nghĩa trong chính các bài IELTS Reading. Sau khi làm xong, chịu khó dành ra 20-30' để học từ trong bài nhé :X - Học từ mới theo word families (danh, động, tính, trạng) và ghi nhớ các tiền tố (prefix) cũng như hậu tố (suffix) Cách học này có 2 ích lợi chính. Thứ 1, nó giúp bạn định vị key words tốt hơn (bài IELTS Reading rất ưa thay đổi dạng từ, ví dụ trong bài text dùng động từ nhưng trong câu hỏi lại dùng tính từ chẳng hạn). Thứ 2, nó giúp bạn đoán nghĩa từ (ví dụ bạn có từ gốc là season, từ nay ai cũng biết, nhưng nếu có kiến thức về suffix thì bạn sẽ đoán được seasonal là "theo mùa, có tính mùa vụ" và seasonality là "tính mùa vụ"). Ngoài ra để hỗ trợ các bạn, mình sẽ update những bài viết ngắn về từ đồng nghĩa, tiền tố, hậu tố trên page. Chúc các bạn may mắn

Hê nhô hê nhô :X Từ tuần này mình sẽ mở chuyên mục Voca Coffee để giúp các bạn trau dồi vốn từ vựng cho phần Reading nói riêng và bài thi IELTS nói chung :X Hiện nay sách IELTS Vocabulary được bày bán khá đa dạng trên thị trường, vì vậy mình sẽ không post bài lan man mà chủ yếu đi sâu vào 2 nội dung chính: tiền tố - hậu tố (prefixes and suffixes) và từ đồng nghĩa (synonyms). Như đã nói trong bài trước, 2 mảng từ vựng này khá hữu dụng cho bài IELTS Reading, vì chúng giúp các bạn đoán nghĩa từ mới và định vị nhanh hơn các đoạn thông tin đã được paraphrase. Mình sẽ cố update bài viết 2-3 lần trong tuần, có thắc mắc gì cứ hỏi mình nhá :X Trong loạt bài đầu tiên, mình sẽ giới thiệu 6 hậu tố phổ biến của danh từ. Trong tiếng Anh, nhiều danh từ được cấu tạo bằng cách thêm 1 hậu tố (suffix) vào sau 1 động từ hoặc tính từ. Ví dụ như sau nhé: 1. "ion" Hậu tố "ion" thường thêm vào sau 1 động từ để tạo thành danh từ. Ex: prevent => prevention, invent => invention 2. "tion" Biến thể của hậu tố "ion", cũng thường thêm vào sau 1 động từ để tạo thành danh từ. Ex: produce => production, introduce => introduction 3. "ation" Biến thể của hậu tố "ion", cũng thường thêm vào sau 1 động từ để tạo thành danh từ. Ex: present => presentation, experiment => experimentation 4. "sion" Biến thể của hậu tố "ion", cũng thường thêm vào sau 1 động từ để tạo thành danh từ. Ex: decide => decision, comprehend => comprehension 5. "ssion" Biến thể của hậu tố "ion", cũng thường thêm vào sau 1 động từ để tạo thành danh từ. Ex: permit => permission, admit => admission 6. "ment" Hậu tố "ment" thường thêm vào sau 1 động từ để tạo thành danh từ. Ex: enjoy => enjoyment, employ => employment Các bạn thấy không, từ gốc thường rất đơn giản, mình nghĩ là bạn nào cũng biết - nhưng một chút kiến thức về suffix sẽ giúp bạn đoán từ nhanh hơn. Ví dụ, nếu bạn biết experiment là "thí nghiệm/làm thí nghiệm" thì nhìn 1 từ dài-và-có-vẻ-nguy-hiểm như experimentation, bạn sẽ đoán được luôn là "sự thử nghiệm/việc tiến hành thí nghiệm". Hoặc kể cả khi bạn không biết nghĩa từ gốc, nhưng quan sát suffix sẽ giúp bạn định vị mẩu thông tin liên quan nhanh hơn. Ví dụ, trong câu hỏi có từ implement, bạn chả cần biết từ này nghĩa là gì, nhưng chỉ cần tia thấy từ

implementation trong bài text là bạn có thể mạnh dạn phán "ồ, 2 chú này là cùng 1 họ từ, implementation chắc chắn là danh từ của implement". Thế thôi ^^ Chốt lại là học từ theo word family tương đối hiệu quả, dần dần bạn sẽ không còn sợ những từ dài và khó nữa :X

[Voca Coffee ♥] Hôm qua mình đã giới thiệu với các bạn 6 hậu tố thường gặp của danh từ, bao gồm "ment" và họ "ion". Các hậu tố này thường được thêm vào sau 1 động từ để tạo thành 1 danh từ. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen (thực ra là gặp lại) 6 bạn khác nhá 1. "ness" Hậu tố "ness" luôn thêm vào sau 1 tính từ để tạo thành 1 danh từ. Ex: happy => happiness, busy => business 2. "y" Hậu tố "y" thường thêm vào sau 1 tính từ (hoặc đôi khi là danh từ) để tạo thành 1 danh từ. Ex: honest => honesty, arm (vũ khí) => army (quân đội) 3. "ty" Hậu tố "ty" thường thêm vào sau 1 tính từ để tạo thành 1 danh từ. Ex: safe => safety, certain => certainty 4. "ity" Hậu tố "ity" thường thêm vào sau 1 tính từ để tạo thành 1 danh từ. Ex: able => ability, active => activity 5. "ry" Hậu tố "ry" thường thêm vào sau 1 tính từ/danh từ để tạo thành 1 danh từ mới. Ex: brave => bravery, machine => machinery 6. "try" Hậu tố "try" thường thêm vào sau 1 danh từ để tạo thành 1 danh từ mới. Ex: forest => forestry (lâm nghiệp), carpenter => carpentry (nghề mộc) Vậy là chúng ta đã học thêm hậu tố "ness" và họ "y". Các hậu tố này chủ yếu đứng sau 1 tính từ để tạo nên 1 danh từ. Tuy nhiên, riêng hậu tố "y" hơi nguy hiểm một chút, vì "y" có thể là đuôi của cả danh từ lẫn tính từ. VD1: honest (tử tế) => honesty (sự tử tế) là danh từ VD2: wind (gió) => windy (lộng gió) là tính từ

Vì vậy khi thấy 1 từ đuôi "y", bạn phải xét cả vị trí ngữ pháp và văn cảnh để xác định xem là Danh hay Tính nhé

[Voca Coffee ♥] Chào buổi sáng các tình yêu Tuần này chúng mình tiếp tục với 5 suffix của danh từ nhá 1. "th" Hậu tố "th" thường được đính vào sau các tính từ chỉ kích thước/tính chất để tạo nên danh từ. Trong trường hợp này, từ gốc hay biến đổi tí ti. VD: long => length, wide => width, deep => depth, strong => strength... Đôi khi "th" cũng đi sau các động từ để tạo thành danh từ. VD: heal (chữa bệnh) => health (sức khỏe), grow (tăng, nuôi trồng, phát triển) => growth (sự tăng trưởng)... 2. "t" Hậu tố "t" thường được thêm vào các động từ để tạo thành danh từ. VD: complain => complaint, join => joint... 3. "age" Hậu tố age thường đi sau các tính từ/động từ để tạo thành danh từ. VD: short (thiếu) => shortage (sự thiếu hụt), marry (kết hôn) => marriage (hôn nhân)... 4. "ship" Hậu tố ship thường đứng sau các danh từ (phần lớn là chỉ người) để tạo thành danh từ chỉ khái niệm. VD: friend => friendship, member => membership 5. "hood" Hậu tố hood thường đứng sau các danh từ (phần lớn là chỉ người) để tạo thành danh từ chỉ khái niệm.

VD: child (trẻ con) => childhood (thời thơ ấu), sister (chị/em gái) => sisterhood (tình chị em)... Đôi khi "hood" cũng đi sau các động từ/tính từ để tạo thành danh từ. VD: bloom (nở rộ) => bloomhood (tuổi thanh xuân), likely (có khả năng) => likelihood (khả năng)...

Trả lời câu hỏi của bạn Thang Beo về cách học từ vựng cho bài Reading, mình tóm tắt một số kinh nghiệm như sau 1. Học ở đâu? Nguồn bài test IELTS Reading rất đa dạng, các bạn có thể học từ mới trong chính các Passage đã làm. Nhưng lưu ý, công việc học từ mới diễn ra sau khi bạn đã hoàn thành 1 test/1 reading passage/1 section, đã chấm bài và sau đấy bắt tay vào mổ xẻ các câu sai. Tuyệt đối không nên vừa đọc vừa dịch 2. Học cái gì? Cả passage có đến 800-900 từ, chả lẽ học hết :"> Câu trả lời của mình là học hết thì càng tốt, nếu bạn có thời gian và đủ kiên trì :"> Nhưng nếu là mình thì mình sẽ học các nhóm từ sau: + Các key words trong câu hỏi Câu hỏi thường khá ngắn, và đôi khi không hiểu/hiểu sai một từ thì coi như đi tong cả câu T_T Tuy nhiên mình không khuyến khích học hết các key words nhé. Bạn có thể bỏ qua các thuật ngữ khoa học dài dòng, chỉ nên tập trung học một số nhóm từ sau: - Nhóm từ thể hiện tính tích cực/tiêu cực (VD: encourage là tích cực thì discourage là tiêu cực...) - Nhóm từ chỉ thời gian, thời điểm (VD: những từ như before, after thì ai cũng biết, nhưng bạn có thể học thêm một số từ/cụm từ phức tạp hơn như prior to, currently, from then on...) - Nhóm từ chỉ mức độ (VD: only, merely, absolutely, extremely...) - Nhóm từ chỉ tần suất (VD: always, occasionally, frequently...) - Nhóm từ chỉ số lượng/xác suất (VD: all, most, several, the majority of...) - Nhóm từ chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả, điều kiện - kết quả, đối lập, tăng tiến - Nhóm linking words Vì sao? Vì các từ này thường là key chốt trong câu, giúp bạn hiểu rõ nghĩa và mục đích câu hỏi. + Các từ đồng nghĩa/các cụm từ paraphrase trong bài text

Đương nhiên là không chỉ đọc câu hỏi, các bạn phải đối chiếu thông tin trong bài text để tìm câu trả lời đúng. Một lần nữa, hãy chú ý các từ đồng nghĩa hoặc các cụm từ paraphrase lại các từ khóa vừa gạch chân. Trong khi giải đề, bạn có thể đoán nghĩa từ, nhưng khi chữa bài thì nên tra lại cho chính xác. 3. Mở rộng vốn từ? Ngoài các từ trong bài text, bạn có thể mở rộng vốn từ theo 2 cách sau: - Học từ/cụm từ đồng nghĩa với từ gốc VD: Trong bài text bạn thấy từ "negative" (tiêu cực). Hãy tìm, ghi lại và học thuộc một số từ đồng nghĩa như "harmful", "adverse", "detrimental", v.v... - Học theo word family của từ gốc (danh, động, tính, trạng). Với mỗi từ cùng họ có thể học thêm 1 vài collocations thường dùng. VD: Bạn thấy từ "select" (động từ), hãy tra từ điển để học thêm danh từ, tính từ của nó. Với danh từ "selection", bạn lại học thêm cụm "to make a selection of sth" (chọn lựa cái gì), hay với tính từ "selective", bạn lại học thêm cụm "to be selective of" (kén chọn, chọn lọc), v.v... Đấy là cách học của mình, các bạn có thể tham khảo

Gần đây sau khi giao lưu học hỏi với đồng nghiệp ở Hà Nội (chủ yếu là các bạn trẻ), mình rút ra một điều thế này: mỗi giáo viên có phong cách và chiến lược riêng, nhưng bọn mình có khá nhiều quan điểm chung về cách học thi Listening và Reading. Cụ thể thế này 1. Nên thực tế Gần đây trên mạng nhan nhản các bài viết "Bí kíp đạt x.x IELTS trong vòng x tháng", rồi thì các trung tâm đua nhau mở khóa học Nghe - Đọc IELTS cam kết đầu ra 6.5 - 7.5 trong vòng 1-2 tháng với giá sốc, vân vân và vân vân. Dù quán triệt nguyên tắc "không nói xấu đồng nghiệp (nơi công cộng)", mình vẫn muốn đưa ra một số nhận xét khách quan để các bạn cân nhắc. Nếu các bạn hỏi mình: "Bạn ôn thi bao lâu để đạt 8.0 IELTS?", mình sẽ trả lời thế này: thời gian ôn thi (theo đúng nghĩa đen) là 3 tuần, nhưng để đạt 8.0 IELTS mình đã học 16 năm :)) Đó là tính từ lúc mình bập bẹ học tiếng Anh, tích lũy kiến thức về ngữ pháp và từ vựng - 2 yếu tố tiên quyết nếu bạn muốn thi IELTS. Đương nhiên nhiều bạn khác phải lên cấp 3/đại học mới bắt đầu học tiếng Anh tử tế, nhưng vẫn đạt kết quả bằng, thậm chí cao hơn mình. Tuy nhiên mình chắc chắn một điều: chả ai bắt đầu từ xấp xỉ con số 0 (tức là vốn ngữ pháp và từ vựng hạn chế) mà đạt 6.5 Listening/Reading trở lên chỉ trong vòng 2 tháng :-j Thực ra 2 kĩ năng Listening và Reading lên khá chậm, muốn tiến bộ bạn bắt buộc phải luyện

tập, luyện tập và luyện tập - với cường độ liên tục trong ít nhất 2-3 tháng. Giáo viên có thể cung cấp chiến lược giải đề và kinh nghiệm tránh bẫy, giảm thiểu sai sót...nhưng theo mình vai trò của thầy cô chỉ chiếm 40-50%. Vì vậy đừng đặt quá nhiều hi vọng vào các khóa học Nghe - Đọc cam kết đầu ra, thành công hay không chủ yếu vẫn ở nỗ lực tự học của bạn. Kể cả đến sát ngày thi cũng không nên lơ là, vì không giữ được nhịp độ thì điểm dễ xuống lắm Nói tóm lại, bạn phải biết xuất phát điểm của mình (ngữ pháp và từ vựng) ở đâu, sau đó đặt mục tiêu và chăm chỉ luyện tập. 2. Mua nhiều sách, đọc nhiều tips? Rất nhiều bạn hỏi mình học sách gì, yêu cầu tổng hợp danh mục tài liệu cho Reading và Listening - nhưng câu trả lời có lẽ sẽ khiến các bạn thất vọng: mình chỉ luyện bộ Cambridge IELTS 5 - 9 và làm thêm quyển IELTS Plus 3 trước khi thi. Khi soạn giáo án cho các bạn lớp Reading Intensive, mình có bổ sung một số tài liệu khác cho đa dạng, chứ về hiệu quả mình nghĩ bộ nào cũng như nhau (và mình muốn để dành phần lớn bộ Cam cho các bạn luyện đề). Theo mình, mua nhiều sách, đọc nhiều tips chưa hẳn đã tốt. Bạn có thể like rất nhiều post chia sẻ kinh nghiệm trên facebook nhưng không trực tiếp thực hành thì kết quả vẫn vậy. Và thay vì mua nhiều sách, bạn chỉ cần tập trung làm 1 bộ thôi, có thể chia ra làm 2 lượt để so sánh before - after Đặc biệt khi luyện Reading và Listening, bạn nên làm đúng quy trình từ giải bài cho đến transfer đáp án, sau đó phải tự chấm, tự sửa các câu sai, tham khảo transcript và học từ mới. Nói chung là tốn thời gian phết, còn nếu bạn làm xong để đấy thì chả bao giờ tiến bộ được 3. Tự học hay bỏ tiền đi học? Câu trả lời tùy thuộc vào trình độ, thời gian và khả năng tài chính của mỗi bạn. Tuy nhiên theo quan điểm của mình, nếu mới bắt đầu mà đã đạt 22 câu trở lên (tương ứng với band 5.5 Reading hoặc Listening), các bạn nên tự học để tiết kiệm chi phí, hơn nữa có đi học thì thầy cô cũng không giúp được nhiều. Như mình đã nói, Reading hay Listening đều là kĩ năng, bạn có thể cải thiện nếu luyện tập chăm chỉ và chịu khó mày mò, học hỏi kinh nghiệm của người đi trước. Còn với những bạn điểm đầu vào dưới 5.5, tự học mà không hiệu quả hoặc phải thi cấp tốc thì có thể đi học để tiết kiệm thời gian. Nhưng nên nhớ là giáo viên chỉ giúp được 40-50% thôi, quan trọng là các bạn phải tập trung và kiên trì. Thế nên khi dạy tiếng Anh (dù dưới bất cứ hình thức nào), mình không bao giờ cam kết đầu ra, vì kết quả bao giờ cũng phản ánh nỗ lực từ cả 2 phía chứ giáo viên không quyết định 100%. Lời khuyên cuối cùng là trước khi học IELTS, các bạn nên học ngữ pháp thật vững. Tài liệu cũng chả cần kiếm đâu xa, cứ cày hết quyển Cambridge Grammar for IELTS, và thích thì tham khảo thêm Grammar in Use của Raymond Murphy là quá đủ. Ngữ pháp mà kém thì học IELTS

rất chật vật, đặc biệt là Reading và Listening vì 2 kĩ năng này không có template cho bạn dụng võ

Đợt trước mình có hướng dẫn cách làm Matching headings dạng 1 (tìm main ideas cho đoạn văn). Đối với dạng bài này, chiến lược của mình là đọc lần lượt từng đoạn văn và kết hợp trả lời tất cả các câu hỏi liên quan trong cả 3 section (thay vì làm từng section riêng rẽ). Như đã nói, chiến lược này có 3 tác dụng: giúp bạn bắt được flow của bài, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu nguy cơ mắc bẫy do đọc "chộp giật". Đối với Matching headings dạng 2 (định vị ý nhỏ trong đoạn văn), khác biệt lớn nhất là bạn hoàn toàn chưa biết description cho sẵn trong câu hỏi nằm ở khúc nào trong đoạn văn, đầu, giữa hay cuối :-j Vì thế chiến lược sẽ hơi khác với dạng 1, mình có thể tóm tắt ngắn gọn như sau: Bước 1: Đọc tất cả các câu hỏi trong Reading Passage đã cho. Khi đọc ghi nhớ các tên riêng/thuật ngữ/con số (nếu có). Bước này thực hiện trong vòng tối đa 3' - bạn không cần đọc quá kĩ câu hỏi trong lần đầu tiên này, vì đằng nào khi bắt tay vào làm chả phải đọc lại :"> Bước 2: Đọc từ đoạn văn đầu tiên, kết hợp trả lời tất cả các section cùng 1 lúc. Lưu ý đến độ dài của từng đoạn văn - đoạn văn ngắn có thể chỉ bao hàm thông tin cho 1 câu hỏi, trong khi các đoạn dài có thể trả lời cho 2- 3 câu. Khi đọc nhớ đánh dấu đoạn thông tin liên quan cho mỗi câu hỏi. Thực ra nhiều bạn đọc nhanh không cần gạch chân key words, nhưng việc đánh dấu sẽ giúp bạn loại bỏ các phần thông tin đã qua sử dụng. Sau khi làm xong 1 lượt, còn câu nào chưa trả lời được thì chỉ cần đọc các đoạn thông tin "trắng" (chưa đánh dấu) để giải quyết nốt, tiết kiệm thời gian

Có 1 cơ số bạn lớp Reading đặt câu hỏi cho mình: "Trước khi bắt tay vào làm bài có nên dành ra 5 phút để đọc qua bài text không?". Mình sẽ trả lời trên này cho mọi người cùng theo dõi nhé. Nếu kĩ năng đọc của bạn tương đối cao (tầm 7.5 trở lên) và trí nhớ của bạn tốt, bạn có thể áp dụng cách này. Đọc qua bài text sẽ giúp bạn bắt được flow chung, nhớ được các ý cơ bản, khi làm bài định vị thông tin nhanh hơn. Mình có quen vài bạn hay làm Reading theo kiểu này, nhưng toàn các đồng chí 8.0 - 9.0 :)) Tuy nhiên, với các bạn mới bắt đầu học hoặc trình độ dưới 7.5, mình khuyên KHÔNG NÊN dùng cách này, vì 3 lý do: - Bài đọc IELTS rất dài và khó, nếu kĩ năng và trí nhớ chưa tốt, bạn khó mà nắm bắt được flow chung và các thông tin cơ bản chỉ trong 5 phút (có khi đọc xong quên luôn). - Cách làm này rất mất thời gian, trong khi bạn phải tiết kiệm từng phút một đối với bài thi Reading. Hơn nữa, cách này có thể hiệu quả với các dạng Multiple choice hoặc T/F/NG, chứ với dạng Gap-filling thì đằng nào bạn chả phải đọc lại lần 2. - Yên tâm là bạn vẫn có thể đạt điểm cao mà không cần đọc trước bài text. Sẽ có những thủ thuật giúp bạn giải quyết từng dạng bài một và quản lí thời gian sát sao. Rất nhiều bạn đạt 8.5 9 kĩ năng Reading mà không đọc trước passage, trong đó có mình và 1 vài đồng nghiệp ở Hà Nội :">

Một lỗi sai thường thấy trong Writing và Speaking - mà chả riêng gì tiếng Anh, tiếng Việt nhiều bạn vẫn sai như thường Các bạn thử xem cặp câu sau sai ở đâu nhé: "Each country has a different culture". (Mỗi nước có một nền văn hóa khác nhau) Từ sai hiển nhiên là "different" (khác nhau), vì người ta chỉ dùng "different" khi có 2 đối tượng trở lên. Còn chỉ có 1 đối tượng (each country) thì lấy đâu ra mà so sánh giống khác? Khi diễn đạt ý trên, bạn có thể sửa theo 2 cách: 1. "Each country has its own culture". (Mỗi nước có một nền văn hóa đặc trưng) 2. "Countries in the world have different cultures". (Các nước trên thế giới có những nền văn hóa khác nhau) Nói chung là lối tư duy word by word rất chi là bất cập

Tiện thể đang dịch ít tài liệu, mình phát hiện thêm 1 lỗi nữa trong Writing/Speaking mà nhiều bạn mắc phải. Các bạn cùng xem câu dưới đây nhé: "In my country has many beauty spots." Sở dĩ nhiều bạn mắc lỗi này do dịch word by word từ Việt sang Anh ("Ở đất nước tôi có nhiều danh lam thắng cảnh".). Câu trên sai rõ, vì thông thường chủ ngữ phải là một đại từ/danh từ/cụm danh từ/Ving, hoặc phức tạp hơn một chút là "That + mệnh đề". Tóm lại trong câu trên, "In my country" không thể coi là 1 chủ ngữ - mà câu không có chủ ngữ thì sẽ bị trừ điểm khá nặng Cùng nội dung đó, bạn có thể diễn đạt theo 2 cách như sau: - My country has many beauty spots. ("My country" là chủ ngữ) - In my country, there are many beauty spots. ("There" là chủ ngữ giả) 2 mẫu câu này rất cơ bản, nhưng không phải ai cũng dùng đúng

Một câu hỏi muôn thuở: bước đầu tiên ta nên làm đối với bài Reading IELTS là gì? Đọc câu hỏi trước hay bài text trước, và đọc như thế nào? Mình đã từng viết 1 bài sơ bộ về vấn đề này, nhưng hôm nay mình muốn nói kĩ hơn để các bạn tham khảo. Trước hết, mọi thứ đều là tương đối, không có chiến lược nào phù hợp cho tất cả mọi người. Trình độ, kĩ năng, thói quen đọc hiểu...của chúng ta khác nhau, vì vậy chúng ta sẽ chọn những phương pháp khác nhau - miễn là hiệu quả cuối cùng cao nhất. Hôm nay mình sẽ phân tích 4 cách tiếp cận 1 bài Reading IELTS Test (giới thiệu chung về chiến lược và đánh giá ưu, nhược điểm), qua đó các bạn có thể cân nhắc và lựa chọn đường đi riêng 1. Đọc toàn bộ bài text trước - Chiến lược: Các bạn dành ra 7-8' để đọc bài text, gạch chân các đoạn thông tin quan trọng và khoanh tròn các từ "thuộc diện tình nghi". Sau đó mới chuyển sang đọc câu hỏi và trả lời. - Ưu điểm: Phương pháp này giúp bạn có overview chung về bài, bắt được flow chính, khi trả lời câu hỏi sẽ định vị thông tin nhanh hơn, thậm chí có thể chọn luôn đáp án cho 1 số câu dễ. - Nhược điểm: Theo kinh nghiệm của mình, phương pháp này chỉ phù hợp với các bạn cao thủ (trình độ 8.0 Reading trở lên). Còn với các bạn tầm 7.5 trở xuống, phương pháp này có rất nhiều rủi ro. Thứ 1 là nó tốn thời gian, nếu trình chưa cao hẳn, bạn sẽ mất nhiều hơn 7-8' để thấm nội dung (bài đọc IELTS rất nhiều từ mới và ngữ pháp như ma trận). Thứ 2 là nếu gặp phải bài đọc khó (các bài về chuyên ngành kĩ thuật/sinh học chả hạn), bạn chưa chắc đã nắm được nội dung dù có đọc trước cả bài. Cách "bỏ hết trứng vào 1 giỏ" này rất nguy hiểm, bạn đã tốn mất 7-8' mà chưa làm được gì, và khi đọc câu hỏi vẫn phải lần mò từ đầu. Thứ 3 là cách làm này không hiệu quả cho dạng bài Gap-filling (điền từ), vì bạn không thể trả lời ngay các câu này mà vẫn phải lật lại thông tin để điền cho chính xác. Như vậy bạn mất công đọc 2 lần, trong khi nếu đọc câu hỏi trước bạn chỉ cần đọc 1 lần và chọn đáp án luôn. 2. Đọc sơ bộ bài text trước - Chiến lược: Thay vì ôm hết cả bài, bạn sẽ đọc có chọn lọc hơn: chỉ đọc tiêu đề, câu dẫn, các câu đầu đoạn và lướt qua xem có tên riêng không. Bước này sẽ mất khoảng 3', sau đó bạn quay sang đọc câu hỏi và làm bình thường. - Ưu điểm: Phương pháp này vẫn giúp bạn có overview chung về bài nhưng lại không tốn thời gian như cách 1. Nó giúp bạn định vị thông tin nhanh hơn, đặc biệt là với các bạn nhanh nhạy và trí nhớ tốt. - Nhược điểm: Mình đã thử áp dụng cách này và thấy tính rủi ro cũng cao :)) Đơn giản vì main idea của từng đoạn không phải lúc nào cũng xuất hiện ở câu đầu (thậm chí nếu chỉ đọc câu đầu, khả năng bạn bị dính bẫy rất cao). Với một số bài dễ, mình thấy cách này khá hiệu quả. Nhưng với các bài khó hơn, đặc biệt là các bài text có quá nhiều đoạn văn ngắn, cách này cũng hơi tốn thời gian trong khi bạn phải tiết kiệm từng phút một. Hơn nữa, đọc lướt các câu đầu đoạn đôi khi cũng chỉ như ghép những mảnh ghép thô vụng lại với nhau, bạn vẫn chưa bắt được flow chung của bài. 3. Đọc từng phần câu hỏi riêng rẽ

- Chiến lược: Đọc câu hỏi trước. Thường thì 1 Reading Passage có 2-4 phần câu hỏi, bạn đọc từng phần một riêng rẽ, làm lần lượt từ trên xuống dưới. - Ưu điểm: Bạn kết hợp vừa câu hỏi vừa trả lời luôn để tiết kiệm thời gian. Mỗi lần bạn chỉ đọc 1 section (1 phần câu hỏi, tương ứng với khoảng 3-7 câu hỏi), như vậy lượng thông tin cần nhớ cũng vừa phải. - Nhược điểm: Cách đọc này có 2 nhược điểm chính. Thứ 1, bạn chưa có chút hình dung nào về bài text, đọc câu hỏi có thể sẽ không hiểu gì, và không biết tìm thông tin từ đâu. Thứ 2, các câu hỏi trong bài Reading IELTS rất ít khi được sắp xếp theo đúng trình tự trong bài text. Có khi đoạn văn đầu lại trả lời cho section cuối (và ngược lại), và 1 đoạn văn có thể bao hàm thông tin thập cẩm cho 2-3 section khác nhau. Nếu chỉ đọc riêng từng phần sẽ rất mất thời gian, vì đôi khi bạn phải đọc 1 đoạn văn đến 2 lần để trả lời cho 2 câu hỏi khác nhau. 4. Đọc hết các câu hỏi của từng Reading Passage rồi mới trả lời - Chiến lược: Đọc câu hỏi trước. Nhưng thay vì đọc từng phần riêng rẽ, bạn sẽ đọc luôn 13-14 câu hỏi từ đầu rồi mới rà vào đoạn văn tìm đáp án. Như vậy, bạn sẽ đọc tuần tự từ đoạn văn đầu tiên và kết hợp làm tất cả các section cùng 1 lúc. - Ưu điểm: Đây là phương pháp giúp tiết kiệm thời gian nhất. Bạn sẽ vừa đọc bài text, vừa trả lời câu hỏi luôn, thấy đoạn nào quan trọng nhiều thông tin thì đọc kĩ, còn không thì đọc lướt. Ngoài ra, bạn chỉ cần đọc 1 lần và trả lời hầu hết các câu hỏi, câu nào khó thì bỏ lại làm sau, không mất công đọc 1 đoạn văn đến 2 lần để trả lời 2 câu cách xa nhau. - Nhược điểm: Cách đọc này cũng có 2 nhược điểm. Nhược điểm đầu tiên thì giống như ở cách 3. Nhược điểm thứ 2 là khối lượng thông tin phải tiếp thu khá lớn (13-14 câu), nếu không luyện tập và trí nhớ không tốt thì bạn sẽ bị quá tải. Tóm lại, mình vừa phân tích ưu nhược điểm của 4 cách đọc phổ biến. Các bạn có thể xem qua để chọn lối đi sáng suốt nhất cho mình, và quan trọng là phải luyện tập nhiều để tự kiểm chứng (tránh trường hợp nghe từ người nọ người kia rồi hoang mang, vì cách học của họ chưa chắc đã phù hợp cho bạn). Cá nhân mình nghiêng nhiều nhất về cách thứ 4. Tuy nhiên, phương pháp đọc của mình là tổng hòa của cả cách thứ 2 và thứ 4, đồng thời có điều chỉnh phù hợp cho từng dạng Reading Passage cụ thể. Mình đã áp dụng thử phương pháp này cho 4 khóa Reading Intensive khi còn ở Hà Nội, feedback của các bạn cũng khá tốt :"> Nhưng dù sao mình vẫn chưa hài lòng lắm và đang trong quá trình hoàn thiện giáo án. Hẹn gặp lại các bạn trong 1 bài viết rõ ràng và chi tiết hơn.

Related Documents